Khi mang thai, mỗi bà mẹ lại có một hình dáng bụng bầu khác nhau, có người bụng nhỏ gọn, có người bụng lại to tròn hay thậm chí còn có trường hợp đặc biệt là nhọn thẳng về phía trước. Hình dáng bụng bầu phụ thuộc vào cơ thể người mẹ, vị trí nằm của thai nhi cũng như nhau thai. Nhiều người, trong đó có bà mẹ dưới đây, tin rằng thông qua việc quan sát bụng bầu có thể đoán biết giới tính thai nhi nhưng thực tế lại khác hoàn toàn.
Tiểu Hạ (32 tuổi, sống tại Hợp Phì, Trung Quốc) đang mang bầu bé thứ 2. Vì con đầu là con gái nên cô rất nóng lòng muốn xem giới tính của thai nhi trong bụng, song nhiều lần hỏi bác sĩ đều không được trả lời do quy định của ngành y tế.
Mẹ bầu 8 tháng có bụng bầu “nhọn hoắt”, chĩa thẳng về phía trước.
Hiện tại Tiểu Hạ đã bước vào tháng thứ 8 thai kỳ và có một điều đặc biệt là bụng cô ngày càng nhọn hoắt, chĩa thẳng về phía trước. Ban đầu mẹ bầu khá lo lắng nhưng khi nói chuyện với những người lớn tuổi trong làng thì họ lại cho rằng bụng nhọn như vậy nhiều khả năng sẽ sinh con trai. Tiểu Hạ nghe vậy trong lòng mừng thầm.
Cô vẫn luôn tin vào quan niệm trên và trong một lần đi khám còn dò hỏi bác sĩ. Lúc này, bác sĩ mới lắc đầu rồi nói: “Sao cô lại vui? Không tốt. Thật ra bụng nhọn không tốt chút nào”.
Bác sĩ giải thích cũng có nhiều trường hợp mang bầu bụng nhô về phía trước và thường được gọi là “bụng nhọn”. Đặc điểm của bụng bầu nhọn là hướng về phía trước, phần eo ít thịt, nếu nhìn từ phía sau, nhiều người không thể xác định là các mẹ đang mang thai.
Những mẹ có bụng bầu nhọn sẽ có hành trình mang thai vất vả hơn bởi trọng lượng của thai nhi, nước ối đều tập trung ở vùng bụng, tạo áp lực lên vùng bụng, khiến các cơ ở vùng bụng bị kéo căng. Từ đó, bụng bầu ảnh hưởng đến cột sống, khiến các mẹ đau lưng, mệt mỏi mỗi khi đi lại.
Bác sĩ cho biết thực ra các mẹ bầu có hình dáng bụng “nhọn” thường khó sinh. (Ảnh minh họa)
Thêm vào đó, nguyên nhân hình thành bụng bầu nhọn ở các mẹ là do thai nhi quá lớn, khiến vùng đầu xương chậu thiếu cân xứng. Ở cuối giai đoạn mang thai, thai nhi không thể dễ dàng tiến vào vùng xương chậu. Vì thế, đa số các trường hợp bầu bụng nhọn sẽ phải sinh mổ.
Khi Tiểu Hạ hỏi thêm về quan niệm bầu bụng nhọn sẽ sinh con trai mà mọi người nói, bác sĩ cho biết hoàn toàn không có chuyện này. Hình dáng bụng bầu khi mang thai chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, có thể kể đến như số lần sinh nở, cấu tạo thành bụng, lượng mỡ ở vùng bụng của bà bầu, vị trí nằm của thai nhi. Ngoài ra, kích thước bụng bầu khi mang thai cũng phụ thuộc phần nào vào ngoại hình của người mẹ nhưng hoàn toàn không liên quan gì đến giới tính của em bé.
Vì sao bụng bầu thấp, nhọn lại không dễ sinh?
Theo Tiến sĩ Kirtly Parker Jones – Giáo sư danh dự Khoa Nội tiết sinh sản thuộc trường Đại học Utah (Mỹ), cơ bụng của mỗi người phụ nữ trước khi mang thai vốn dĩ đã khác nhau, thế nên khi bước vào giai đoạn bầu bí, các sợi cơ ở hai bên thành bụng của mỗi thai phụ cũng sẽ có khả năng chịu lực khác nhau.
Khi tử cung và thành tử cung mở rộng để lấy không gian cho em bé phát triển sẽ đẩy cơ bụng ra đằng trước. Với những người có cơ bụng khỏe, đồng thời trọng lượng của thai nhi không lớn thì bụng sẽ nhỏ hơn và không bị trễ xuống thấp.
Nhưng nếu kích thước thai nhi lớn, lượng nước ối nhiều, cơ bụng lỏng lẻo sẽ làm cho tử cung bị đẩy ra phía trước quá nhiều. Việc này gây khó khăn cho thai nhi trong lúc chuyển dạ, đầu của em bé sẽ không vào được đúng vị trí của khung xương chậu, từ đó quá trình chuyển dạ kéo dài.
Thời gian sinh nở quá lâu sẽ khiến cho mẹ bầu tổn hao nhiều thể lực, mà đến cuối cùng vẫn không thể sinh con bằng phương pháp sinh thường. Họ vẫn bị các bác sĩ đẩy vào phòng mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Khi mang thai, mỗi bà mẹ lại có một hình dáng bụng bầu khác nhau, có người bụng nhỏ gọn, có người bụng lại to tròn hay thậm chí còn có trường hợp đặc biệt là nhọn thẳng về phía trước. Hình dáng bụng bầu phụ thuộc vào cơ thể người mẹ, vị trí nằm của thai nhi cũng như nhau thai. Nhiều người, trong đó có bà mẹ dưới đây, tin rằng thông qua việc quan sát bụng bầu có thể đoán biết giới tính thai nhi nhưng thực tế lại khác hoàn toàn.
Tiểu Hạ (32 tuổi, sống tại Hợp Phì, Trung Quốc) đang mang bầu bé thứ 2. Vì con đầu là con gái nên cô rất nóng lòng muốn xem giới tính của thai nhi trong bụng, song nhiều lần hỏi bác sĩ đều không được trả lời do quy định của ngành y tế.
Mẹ bầu 8 tháng có bụng bầu “nhọn hoắt”, chĩa thẳng về phía trước.
Hiện tại Tiểu Hạ đã bước vào tháng thứ 8 thai kỳ và có một điều đặc biệt là bụng cô ngày càng nhọn hoắt, chĩa thẳng về phía trước. Ban đầu mẹ bầu khá lo lắng nhưng khi nói chuyện với những người lớn tuổi trong làng thì họ lại cho rằng bụng nhọn như vậy nhiều khả năng sẽ sinh con trai. Tiểu Hạ nghe vậy trong lòng mừng thầm.
Cô vẫn luôn tin vào quan niệm trên và trong một lần đi khám còn dò hỏi bác sĩ. Lúc này, bác sĩ mới lắc đầu rồi nói: “Sao cô lại vui? Không tốt. Thật ra bụng nhọn không tốt chút nào”.
Bác sĩ giải thích cũng có nhiều trường hợp mang bầu bụng nhô về phía trước và thường được gọi là “bụng nhọn”. Đặc điểm của bụng bầu nhọn là hướng về phía trước, phần eo ít thịt, nếu nhìn từ phía sau, nhiều người không thể xác định là các mẹ đang mang thai.
Những mẹ có bụng bầu nhọn sẽ có hành trình mang thai vất vả hơn bởi trọng lượng của thai nhi, nước ối đều tập trung ở vùng bụng, tạo áp lực lên vùng bụng, khiến các cơ ở vùng bụng bị kéo căng. Từ đó, bụng bầu ảnh hưởng đến cột sống, khiến các mẹ đau lưng, mệt mỏi mỗi khi đi lại.
Bác sĩ cho biết thực ra các mẹ bầu có hình dáng bụng “nhọn” thường khó sinh. (Ảnh minh họa)
Thêm vào đó, nguyên nhân hình thành bụng bầu nhọn ở các mẹ là do thai nhi quá lớn, khiến vùng đầu xương chậu thiếu cân xứng. Ở cuối giai đoạn mang thai, thai nhi không thể dễ dàng tiến vào vùng xương chậu. Vì thế, đa số các trường hợp bầu bụng nhọn sẽ phải sinh mổ.
Khi Tiểu Hạ hỏi thêm về quan niệm bầu bụng nhọn sẽ sinh con trai mà mọi người nói, bác sĩ cho biết hoàn toàn không có chuyện này. Hình dáng bụng bầu khi mang thai chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, có thể kể đến như số lần sinh nở, cấu tạo thành bụng, lượng mỡ ở vùng bụng của bà bầu, vị trí nằm của thai nhi. Ngoài ra, kích thước bụng bầu khi mang thai cũng phụ thuộc phần nào vào ngoại hình của người mẹ nhưng hoàn toàn không liên quan gì đến giới tính của em bé.
Vì sao bụng bầu thấp, nhọn lại không dễ sinh?
Theo Tiến sĩ Kirtly Parker Jones – Giáo sư danh dự Khoa Nội tiết sinh sản thuộc trường Đại học Utah (Mỹ), cơ bụng của mỗi người phụ nữ trước khi mang thai vốn dĩ đã khác nhau, thế nên khi bước vào giai đoạn bầu bí, các sợi cơ ở hai bên thành bụng của mỗi thai phụ cũng sẽ có khả năng chịu lực khác nhau.
Khi tử cung và thành tử cung mở rộng để lấy không gian cho em bé phát triển sẽ đẩy cơ bụng ra đằng trước. Với những người có cơ bụng khỏe, đồng thời trọng lượng của thai nhi không lớn thì bụng sẽ nhỏ hơn và không bị trễ xuống thấp.
Nhưng nếu kích thước thai nhi lớn, lượng nước ối nhiều, cơ bụng lỏng lẻo sẽ làm cho tử cung bị đẩy ra phía trước quá nhiều. Việc này gây khó khăn cho thai nhi trong lúc chuyển dạ, đầu của em bé sẽ không vào được đúng vị trí của khung xương chậu, từ đó quá trình chuyển dạ kéo dài.
Thời gian sinh nở quá lâu sẽ khiến cho mẹ bầu tổn hao nhiều thể lực, mà đến cuối cùng vẫn không thể sinh con bằng phương pháp sinh thường. Họ vẫn bị các bác sĩ đẩy vào phòng mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi