Bệnh lao có di truyền không? Giải đáp từ chuyên gia – bvlvpqn

Lao phổi được cho là bệnh về hô hấp khá phổ biến hiện nay. Vì vậy nhiều người lo lắng bệnh lao di truyền lại và gây ảnh hưởng cho đời sau. Để giải đáp được vấn đề bệnh lao có di truyền không bạn đọc tham khảo bài chia sẻ của chuyên gia dưới đây.

Bệnh lao có di truyền không?

Bệnh lao là bệnh do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis tấn công và hủy hoại các mô của cơ thể. Loại vi khuẩn này có hình dạng que, sinh sản nhanh và tồn tại lâu ở trong môi trường tự nhiên. Chúng có thể tồn tại vài tuần trong môi trường không khí và nước, tồn tại 2 – 3 tháng trong dịch đờm của bệnh nhân khi khạc nhổ.

Hiện nay trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra đã được tiêm vác xin phòng ngừa bệnh lao. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc chứng bệnh này ở nước ta và các nước trên thế giới vẫn tương đối cao. Theo thống kế của Viện phổi Trung ương, mỗi năm Việt Nam có đến 126.000 người mắc bệnh lao phổi.

Lao phổi không phải là bệnh di truyền

Có nhiều người băn khoăn bệnh lao có di truyền hay không? Theo bác sĩ Lê Phương: Lao phổi KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH DI TRUYỀN, đây là căn bệnh có tính truyền nhiễm. Chính vì vậy, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, nhất là người thân thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

Vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis có thể dễ dàng lây từ người sang người qua không khí. Khi người bệnh ho, khạc nhổ đờm, vi khuẩn lao sẽ phát tán vào trong không khí. Nếu người khỏe mạnh hít phải khuẩn lao, vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và tấn công phổi. Những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân sau phẫu thuật,… được cho là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao nhất.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm lao phổi hiệu quả

Lao phổi không phải là bệnh di truyền nhưng căn bệnh này có mức độ truyền nhiễm rất cao. Khi mắc căn bệnh này không chỉ suy giảm sức khỏe mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp bệnh lao phổi vào trong danh sách những vấn đề sức khỏe được quan tâm ở mức độ toàn cầu. Với mức độ lây nhiễm cũng như hệ lụy của căn bệnh này, các chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người phải luôn có ý thức phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

Đối với người bình thường

Tất cả mọi người nhất là các trường hợp có hệ miễn dịch kém, chức năng phổi, phế quản suy giảm cần chú ý:

  • Nên có thói quen vệ sinh bản thân sạch sẽ bằng cách tắm mỗi ngày, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà ở và nơi làm việc, nếu có điều kiện nên sử dụng các chất tẩy rửa có tính diệt trùng.
  • Nên hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi ô nhiễm, ẩm mốc chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
  • Cần rèn luyện thói quen đeo khẩu trang ở nơi công cộng, khi tiếp xúc với người lạ và đặc biệt là khi ở bệnh viện.
  • Nếu gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ vệ sinh cá nhân. An toàn nhất bạn cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh ở cự ly gần.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm và có biện pháp điều trị triệu chứng bệnh lao ngay từ giai đoạn đầu.
  • Mọi người nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, tập thể dục hàng ngày và tránh làm việc quá sức khiến hệ miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tập thể dục giúp phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả

Đối với bệnh nhân mắc lao phổi

Bệnh nhân đang mắc bệnh lao phổi là nguồn lây nhiễm bệnh ra cộng đồng mạnh nhất. Vì vậy, để giảm tỷ lệ lây nhiễm bệnh lao phổi, người bệnh cần:

  • Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác, trong trường hợp cần thiết phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nhất định. Tốt nhất bệnh nhân lao phổi không đến nơi công cộng và phải cách ly ở một không gian riêng biệt để chăm sóc, điều trị đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Nơi ở cần có không khí lưu thông, đầy đủ ánh sáng, tránh nơi ẩm thấp, bụi bẩn. Bên cạnh đó, để tránh vi khuẩn tồn tại trong môi trường, cần thường xuyên tiến hành tiêu độc.
  • Quần áo, chăn màn của bệnh nhân cần thường xuyên giặt sạch sẽ.
  • Bệnh lao phổi không chỉ lây nhiễm nhanh chóng mà còn có tỉ lệ tái phát rất cao. Chính vì vậy, những trường hợp từng bị bệnh cũng không nên chủ quan. Thay vào đó cần áp dụng các biện pháp điều trị dứt điểm tránh tái phát bệnh hoặc để lại di chứng của bệnh lao phổi.
  • Dịch nôn và đờm của người bệnh chứa vi khuẩn nhiều nhất, vì vậy cần được tiêu hủy bằng cách đốt hoặc tiêu độc xong mới được vứt đi. Người bệnh tránh đem đổ chúng ra môi trường tự nhiên, vì hành động này có thể khiến vi khuẩn phát tán gây bệnh cho người xung quanh.

Trên đây tổng hợp một số kiến thức của chuyên gia giúp giải đáp bệnh lao phổi có di truyền không? Tuy lao phổi không di truyền nhưng rất dễ truyền nhiễm cho những người ở xung quanh. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn cần trang bị kiến thức về bệnh để có biện pháp phòng ngừa ngay từ hôm nay.

Bệnh lao có di truyền không? Giải đáp từ chuyên gia – bvlvpqn

Lao phổi được cho là bệnh về hô hấp khá phổ biến hiện nay. Vì vậy nhiều người lo lắng bệnh lao di truyền lại và gây ảnh hưởng cho đời sau. Để giải đáp được vấn đề bệnh lao có di truyền không bạn đọc tham khảo bài chia sẻ của chuyên gia dưới đây.

Bệnh lao có di truyền không?

Bệnh lao là bệnh do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis tấn công và hủy hoại các mô của cơ thể. Loại vi khuẩn này có hình dạng que, sinh sản nhanh và tồn tại lâu ở trong môi trường tự nhiên. Chúng có thể tồn tại vài tuần trong môi trường không khí và nước, tồn tại 2 – 3 tháng trong dịch đờm của bệnh nhân khi khạc nhổ.

Hiện nay trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra đã được tiêm vác xin phòng ngừa bệnh lao. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc chứng bệnh này ở nước ta và các nước trên thế giới vẫn tương đối cao. Theo thống kế của Viện phổi Trung ương, mỗi năm Việt Nam có đến 126.000 người mắc bệnh lao phổi.

Lao phổi không phải là bệnh di truyền

Có nhiều người băn khoăn bệnh lao có di truyền hay không? Theo bác sĩ Lê Phương: Lao phổi KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH DI TRUYỀN, đây là căn bệnh có tính truyền nhiễm. Chính vì vậy, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, nhất là người thân thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

Vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis có thể dễ dàng lây từ người sang người qua không khí. Khi người bệnh ho, khạc nhổ đờm, vi khuẩn lao sẽ phát tán vào trong không khí. Nếu người khỏe mạnh hít phải khuẩn lao, vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và tấn công phổi. Những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân sau phẫu thuật,… được cho là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao nhất.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm lao phổi hiệu quả

Lao phổi không phải là bệnh di truyền nhưng căn bệnh này có mức độ truyền nhiễm rất cao. Khi mắc căn bệnh này không chỉ suy giảm sức khỏe mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp bệnh lao phổi vào trong danh sách những vấn đề sức khỏe được quan tâm ở mức độ toàn cầu. Với mức độ lây nhiễm cũng như hệ lụy của căn bệnh này, các chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người phải luôn có ý thức phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

Đối với người bình thường

Tất cả mọi người nhất là các trường hợp có hệ miễn dịch kém, chức năng phổi, phế quản suy giảm cần chú ý:

  • Nên có thói quen vệ sinh bản thân sạch sẽ bằng cách tắm mỗi ngày, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà ở và nơi làm việc, nếu có điều kiện nên sử dụng các chất tẩy rửa có tính diệt trùng.
  • Nên hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi ô nhiễm, ẩm mốc chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
  • Cần rèn luyện thói quen đeo khẩu trang ở nơi công cộng, khi tiếp xúc với người lạ và đặc biệt là khi ở bệnh viện.
  • Nếu gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ vệ sinh cá nhân. An toàn nhất bạn cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh ở cự ly gần.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm và có biện pháp điều trị triệu chứng bệnh lao ngay từ giai đoạn đầu.
  • Mọi người nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, tập thể dục hàng ngày và tránh làm việc quá sức khiến hệ miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tập thể dục giúp phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả

Đối với bệnh nhân mắc lao phổi

Bệnh nhân đang mắc bệnh lao phổi là nguồn lây nhiễm bệnh ra cộng đồng mạnh nhất. Vì vậy, để giảm tỷ lệ lây nhiễm bệnh lao phổi, người bệnh cần:

  • Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác, trong trường hợp cần thiết phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nhất định. Tốt nhất bệnh nhân lao phổi không đến nơi công cộng và phải cách ly ở một không gian riêng biệt để chăm sóc, điều trị đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Nơi ở cần có không khí lưu thông, đầy đủ ánh sáng, tránh nơi ẩm thấp, bụi bẩn. Bên cạnh đó, để tránh vi khuẩn tồn tại trong môi trường, cần thường xuyên tiến hành tiêu độc.
  • Quần áo, chăn màn của bệnh nhân cần thường xuyên giặt sạch sẽ.
  • Bệnh lao phổi không chỉ lây nhiễm nhanh chóng mà còn có tỉ lệ tái phát rất cao. Chính vì vậy, những trường hợp từng bị bệnh cũng không nên chủ quan. Thay vào đó cần áp dụng các biện pháp điều trị dứt điểm tránh tái phát bệnh hoặc để lại di chứng của bệnh lao phổi.
  • Dịch nôn và đờm của người bệnh chứa vi khuẩn nhiều nhất, vì vậy cần được tiêu hủy bằng cách đốt hoặc tiêu độc xong mới được vứt đi. Người bệnh tránh đem đổ chúng ra môi trường tự nhiên, vì hành động này có thể khiến vi khuẩn phát tán gây bệnh cho người xung quanh.

Trên đây tổng hợp một số kiến thức của chuyên gia giúp giải đáp bệnh lao phổi có di truyền không? Tuy lao phổi không di truyền nhưng rất dễ truyền nhiễm cho những người ở xung quanh. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn cần trang bị kiến thức về bệnh để có biện pháp phòng ngừa ngay từ hôm nay.