‘Điểm danh’ 7 cơ quan nội tạng dù mất đi bạn vẫn có thể sống khỏe

Cơ thể con người vốn rất phi thường và mạnh mẽ. Khi chúng ta hiến máu, tức là bạn mất khoảng 3,5 nghìn tỷ tế bào hồng cầu, nhưng cơ thể có thể nhanh chóng thay thế chúng. Thậm chí, mọi người có thể sống cuộc sống tương đối bình thường chỉ với một nửa bộ não. Các cơ quan nội tạng khác cũng có thể được loại bỏ toàn bộ mà không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống.

1. Lá lách

{keywords}

Cơ quan này nằm ở phía bên trái của bụng, về phía lưng dưới xương sườn. Bởi vì nó nằm gần xương sườn, lại có màng rất mỏng, một khi bị rách, lá lách có thể gây chảy máu dẫn đến tử vong. Trường hợp này, các bác sĩ buộc phải chỉ định cắt bỏ để đảm bảo tính mạng cho người bệnh.

Khi bạn nhìn vào bên trong lá lách, nó có hai màu đáng chú ý. Một màu đỏ sẫm và túi nhỏ màu trắng, chúng liên quan đến các chức năng khác nhau. Phần màu đỏ lưu trữ và tái chế hồng cầu. Trong khi đó, túi trắng sẽ chứa bạch cầu và tiểu cầu.

Bạn có thể thoải mái sống mà không cần lá lách. Điều này là do gan đóng vai trò trong việc tái tạo tế bào hồng cầu. Các mô bạch huyết khác trong cơ thể sẽ đảm nhiệm chức năng miễn dịch của lá lách.

2. Cơ quan sinh sản

{keywords}

Các cơ quan sinh sản chính của con người là tinh hoàn và buồng trứng. Nam giới có 2 tinh hoàn và buồng trứng của phụ nữ cũng có 2 bên. Nguyên nhân chúng bị loại bỏ thường là do ung thư hoặc chấn thương (bạo lực, chơi thể thao, tai nạn giao thông).

Ở nữ giới, tử cung cũng có thể được loại bỏ. Thủ tục này khiến họ không thể có con và cũng dừng chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh. Thế nhưng, nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của những người phụ nữ cắt bỏ buồng trứng không bị ảnh hưởng.

Một số nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ cắt bỏ buồng trứng không giảm tuổi thọ. Ngược lại một số nam giới cắt bỏ hai tinh hoàn có thể dẫn đến tuổi thọ gia tăng.

3. Đại tràng

{keywords}

Đại tràng hay còn gọi là ruột già có chiều dài khoảng 1,8 m, là một ống dài, có chức năng hấp thụ nước cũng như các chất dinh dưỡng còn sót lại trong thức ăn sau khi đi qua ruột non, đồng thời co bóp để bài tiết phân qua đường hậu môn. Ung thư hoặc một số căn bệnh khác có thể khiến một người phải cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn ruột già.

Hầu hết mọi người phục hồi tốt sau phẫu thuật này, mặc dù họ nhận thấy sự thay đổi trong thói quen đại tiện. Một chế độ ăn uống thực phẩm mềm ban đầu được khuyến nghị để hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

4. Dạ dày

{keywords}

Dạ dày thực hiện bốn chức năng chính: tiêu hóa cơ học bằng cách co bóp để nghiền nát thức ăn, tiêu hóa hóa học bằng cách giải phóng axit để giúp phân giải thức ăn, sau đó hấp thụ và bài tiết.

Dạ dày đôi khi được phẫu thuật cắt bỏ do ung thư hoặc chấn thương. Vào năm 2012, một phụ nữ người Anh đã phải cắt bỏ dạ dày sau khi uống một loại cocktail có chứa nitơ lỏng.

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ nối trực tiếp thực quản của người bệnh vào ruột non. Nếu ca phẫu thuật thành công và người bệnh phục hồi tốt, họ có thể trở lại cuộc sống bình thường, ăn uống bình thường với thực phẩm bổ sung vitamin suốt thời gian còn lại.

5. Ruột thừa

{keywords}

Ruột thừa là một cấu trúc giống như con giun nhỏ ở đầu nối của ruột già và ruột non. Ban đầu được cho là “đồ thừa”, giờ đây người ta tin rằng nó có liên quan đến việc trở thành một ” ngôi nhà an toàn” cho vi khuẩn có lợi của ruột, cho phép chúng tái sinh khi cần thiết.

Mặc dù vậy, bởi ruột thừa nằm ở vị trí ngã ba, dễ bị tù đọng và dẫn đến viêm nhiễm. Đây chính là nguyên nhân gây đau ruột thừa, đôi khi bệnh nhân nhận thấy cơn đau biến mất và cho là mình đã khỏe.

Tuy nhiên nó có thể báo hiệu ruột thừa bị vỡ, chất lỏng thấm vào trong ổ bụng gây nhiễm trùng và viêm phúc mạc. Trong trường hợp này, người bệnh cần được phẫu thuật ngay để làm sạch khoang bụng, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Cắt bỏ ruột thừa gần như không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

6. Thận

{keywords}

Hầu hết mọi người đều có hai quả thận, nhưng bạn vẫn có thể sống sót nếu còn lại một quả thận. Chức năng của thận là lọc máu, nhằm duy trì sự cân bằng nước và điện giải, cũng như sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Nó thực hiện điều này bằng cách hoạt động như một cái rây, sử dụng nhiều quy trình khác nhau để giữ những thứ hữu ích, chẳng hạn như protein, tế bào và chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

7. Túi mật

{keywords}

Túi mật nằm dưới gan, ở phần trên bên phải của bụng, ngay dưới xương sườn. Túi mật chứa một dịch lỏng gọi là mật. Khi ruột phát hiện chất béo, một loại hormone đặc biệt được giải phóng khiến túi mật co lại, đẩy mật vào trong ruột.

Tuy nhiên, đôi khi mật tích trữ cholesterol tạo thành sỏi mật. Các viên sỏi làm tắc nghẽn các ống truyền mật mật. Khi điều này xảy ra, bệnh nhân cần phải loại bỏ túi mật. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 70.000 người cắt túi mật tại Anh.

An An (Dịch theo Science Alert)

‘Điểm danh’ 7 cơ quan nội tạng dù mất đi bạn vẫn có thể sống khỏe

Cơ thể con người vốn rất phi thường và mạnh mẽ. Khi chúng ta hiến máu, tức là bạn mất khoảng 3,5 nghìn tỷ tế bào hồng cầu, nhưng cơ thể có thể nhanh chóng thay thế chúng. Thậm chí, mọi người có thể sống cuộc sống tương đối bình thường chỉ với một nửa bộ não. Các cơ quan nội tạng khác cũng có thể được loại bỏ toàn bộ mà không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống.

1. Lá lách

{keywords}

Cơ quan này nằm ở phía bên trái của bụng, về phía lưng dưới xương sườn. Bởi vì nó nằm gần xương sườn, lại có màng rất mỏng, một khi bị rách, lá lách có thể gây chảy máu dẫn đến tử vong. Trường hợp này, các bác sĩ buộc phải chỉ định cắt bỏ để đảm bảo tính mạng cho người bệnh.

Khi bạn nhìn vào bên trong lá lách, nó có hai màu đáng chú ý. Một màu đỏ sẫm và túi nhỏ màu trắng, chúng liên quan đến các chức năng khác nhau. Phần màu đỏ lưu trữ và tái chế hồng cầu. Trong khi đó, túi trắng sẽ chứa bạch cầu và tiểu cầu.

Bạn có thể thoải mái sống mà không cần lá lách. Điều này là do gan đóng vai trò trong việc tái tạo tế bào hồng cầu. Các mô bạch huyết khác trong cơ thể sẽ đảm nhiệm chức năng miễn dịch của lá lách.

2. Cơ quan sinh sản

{keywords}

Các cơ quan sinh sản chính của con người là tinh hoàn và buồng trứng. Nam giới có 2 tinh hoàn và buồng trứng của phụ nữ cũng có 2 bên. Nguyên nhân chúng bị loại bỏ thường là do ung thư hoặc chấn thương (bạo lực, chơi thể thao, tai nạn giao thông).

Ở nữ giới, tử cung cũng có thể được loại bỏ. Thủ tục này khiến họ không thể có con và cũng dừng chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh. Thế nhưng, nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của những người phụ nữ cắt bỏ buồng trứng không bị ảnh hưởng.

Một số nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ cắt bỏ buồng trứng không giảm tuổi thọ. Ngược lại một số nam giới cắt bỏ hai tinh hoàn có thể dẫn đến tuổi thọ gia tăng.

3. Đại tràng

{keywords}

Đại tràng hay còn gọi là ruột già có chiều dài khoảng 1,8 m, là một ống dài, có chức năng hấp thụ nước cũng như các chất dinh dưỡng còn sót lại trong thức ăn sau khi đi qua ruột non, đồng thời co bóp để bài tiết phân qua đường hậu môn. Ung thư hoặc một số căn bệnh khác có thể khiến một người phải cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn ruột già.

Hầu hết mọi người phục hồi tốt sau phẫu thuật này, mặc dù họ nhận thấy sự thay đổi trong thói quen đại tiện. Một chế độ ăn uống thực phẩm mềm ban đầu được khuyến nghị để hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

4. Dạ dày

{keywords}

Dạ dày thực hiện bốn chức năng chính: tiêu hóa cơ học bằng cách co bóp để nghiền nát thức ăn, tiêu hóa hóa học bằng cách giải phóng axit để giúp phân giải thức ăn, sau đó hấp thụ và bài tiết.

Dạ dày đôi khi được phẫu thuật cắt bỏ do ung thư hoặc chấn thương. Vào năm 2012, một phụ nữ người Anh đã phải cắt bỏ dạ dày sau khi uống một loại cocktail có chứa nitơ lỏng.

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ nối trực tiếp thực quản của người bệnh vào ruột non. Nếu ca phẫu thuật thành công và người bệnh phục hồi tốt, họ có thể trở lại cuộc sống bình thường, ăn uống bình thường với thực phẩm bổ sung vitamin suốt thời gian còn lại.

5. Ruột thừa

{keywords}

Ruột thừa là một cấu trúc giống như con giun nhỏ ở đầu nối của ruột già và ruột non. Ban đầu được cho là “đồ thừa”, giờ đây người ta tin rằng nó có liên quan đến việc trở thành một ” ngôi nhà an toàn” cho vi khuẩn có lợi của ruột, cho phép chúng tái sinh khi cần thiết.

Mặc dù vậy, bởi ruột thừa nằm ở vị trí ngã ba, dễ bị tù đọng và dẫn đến viêm nhiễm. Đây chính là nguyên nhân gây đau ruột thừa, đôi khi bệnh nhân nhận thấy cơn đau biến mất và cho là mình đã khỏe.

Tuy nhiên nó có thể báo hiệu ruột thừa bị vỡ, chất lỏng thấm vào trong ổ bụng gây nhiễm trùng và viêm phúc mạc. Trong trường hợp này, người bệnh cần được phẫu thuật ngay để làm sạch khoang bụng, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Cắt bỏ ruột thừa gần như không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

6. Thận

{keywords}

Hầu hết mọi người đều có hai quả thận, nhưng bạn vẫn có thể sống sót nếu còn lại một quả thận. Chức năng của thận là lọc máu, nhằm duy trì sự cân bằng nước và điện giải, cũng như sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Nó thực hiện điều này bằng cách hoạt động như một cái rây, sử dụng nhiều quy trình khác nhau để giữ những thứ hữu ích, chẳng hạn như protein, tế bào và chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

7. Túi mật

{keywords}

Túi mật nằm dưới gan, ở phần trên bên phải của bụng, ngay dưới xương sườn. Túi mật chứa một dịch lỏng gọi là mật. Khi ruột phát hiện chất béo, một loại hormone đặc biệt được giải phóng khiến túi mật co lại, đẩy mật vào trong ruột.

Tuy nhiên, đôi khi mật tích trữ cholesterol tạo thành sỏi mật. Các viên sỏi làm tắc nghẽn các ống truyền mật mật. Khi điều này xảy ra, bệnh nhân cần phải loại bỏ túi mật. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 70.000 người cắt túi mật tại Anh.

An An (Dịch theo Science Alert)