Trẻ mấy tháng ăn dặm? Đâu là thời điểm vàng để bắt đầu

Trong khoảng thời gian 4 đến 6 tháng, sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất cho bé, nên giai đoạn đầu mới tập cho bé ăn dặm, mẹ hãy thử cho sữa mẹ vào một ít bột ngũ cốc của bé để con quen dần với mùi vị thực phẩm. Hai lưu ý nhỏ dành cho bạn là:

  • Nếu bé không muốn tiếp tục ăn thì đừng cố ép buộc mà hãy ngưng từ 5 đến 7 ngày, thậm chí là 2 tuần và thử lại.
  • Sau khi bé đã quen với việc ăn ngũ cốc dạng này và ngưng đẩy lưỡi thì hãy tăng dần mức độ đặc của thức ăn như ít sữa lại hoặc nhiều ngũ cốc hơn.

6 đến 8 tháng: Thức ăn dạng cô đặc

Bạn có thể xay nhuyễn rau, thịt hay trái cây, sau đó chia thành từng phần nhỏ để bé được ăn thử nhiều loại thức ăn và bắt đầu quen dần với mùi vị nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt là không nên cho muối hoặc đường vào thức ăn, để bé có thể học cách thích món đó mà không cần thêm gia vị.

Mặc dù trong giai đoạn này, bé sẽ thích cạp những thức ăn thô và cứng như táo hoặc cà rốt nhưng không nên cho bé ăn vì dạ dày của bé vẫn chưa phát triển đủ để tiêu thụ những loại thức ăn này.

9 đến 12 tháng: Thực phẩm cắt nhỏ, xay hoặc nghiền

Nếu trong giai đoạn trước, thức ăn được xay hoặc nghiền và rây nhuyễn mịn thì đến giai đoạn này, bạn có thể cho bé ăn thức ăn cắt nhỏ, rồi tán sơ hoặc nghiền, kết hợp với những thức ăn nhẹ khác như:

  • Sữa chua
  • Pho mát
  • Chuối nghiền
  • Khoai lang nghiền
  • Các loại thịt xay nhuyễn như thịt bò, thịt gà.

Thực phẩm rắn không nên cho ăn

Dị ứng thực phẩm không phải là chuyện nhỏ, nhất là những em bé nhỏ. Do đó, theo AAP, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng trong khẩu phần ăn dặm của bé như:

  • Mật ong: Bé sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, nếu cho bé ăn mật ong quá sớm
  • Sữa bò: đây là thực phẩm dễ gây dị ứng, vậy nên, trong năm đầu đời của con, ngoài sữa mẹ và sữa công thức, bạn không nên cho con uống sữa bò.
  • Các thực phẩm cứng như quả hạch, nho khô, kẹo cứng, nho, rau sống cứng, bắp rang bơ, bơ đậu phộng và xúc xích. Những thực phẩm này dễ dẫn đến nguy cơ nghẹt thở ở trẻ nhỏ.

Bí quyết khi cho bé ăn dặm dành cho mẹ

trẻ mấy tháng ăn dặm

Ngoài quan tâm đến việc trẻ mấy tháng ăn dặm hay khi nào nên cho bé ăn dặm, mẹ cũng nên chú ý tìm hiểu các bí quyết khi cho bé ăn dặm, để con trải qua quá trình ăn dặm thật nhẹ nhàng mẹ nhé!

Mẹo chọn lựa thực phẩm ăn dặm

  • Đối với các loại trái cây và rau củ cứng như táo và cà rốt thì bạn nên nấu chín mềm trước, sẽ giúp bạn nghiễn và xay nhuyễn dễ dàng.
  • Đối với các loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, gạo hay ngũ cốc thì cũng nên nấu và xay hay tán mịn trước khi cho bé ăn.
  • Tất cả mỡ, da và xương của gia cầm, thịt, cá nên được gỡ bỏ kỹ trước khi nấu.

Mẹo quản lý thời gian ăn

  • Hãy tạo thói quen: Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ thì bé cần tập trung ăn, để có thể ý thức về vấn đề ăn uống và học cách nhận biết khi nào mình no. Vì vậy, hãy bắt đầu tạo thói quen như sau khi bạn rửa tay sạch sẽ thì đến xoa dịu bé và cho bé ngồi ăn.
  • Mọi thứ đều cần có thời gian: Bé sẽ cần thời gian để bắt đầu thích ứng với thức ăn đặc, cũng như việc ăn uống nên hãy nhẫn nại từng chút một với con và đừng nhăn nhó hay hét lớn, tránh tạo ám ảnh xấu trong tâm trí bé.
  • Chấp nhận sự bừa bộn khi ăn: Con bạn có thể sẽ ném hoặc phun thức ăn khắp nơi vì bé cần thời gian luyện tập để phối hợp nhịp nhàng các động tác từ đưa thức ăn vào và nuốt chúng.
  • Đề phòng dị ứng: Một cách hữu ích dành cho các bà mẹ là hãy cho bé ăn một loại thức ăn trong 3 đến 4 ngày trước khi thử qua loại khác. Trong thời gian đó, hãy theo dõi các dấu hiệu dị ứng như phát ban, nổi mề đay, khó thở, thở khò khè, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy hoặc có máu trong phân… Nếu có, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng qua bài viết bạn đã có câu trả lời về việc mấy tháng thì cho trẻ ăn dặm, cũng như lưu lại được những bí quyết hữu ích để chăm sóc con tốt hơn trong năm đầu đời.