Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ là do đâu? Bé hăm cổ mẹ phải làm sao?

Mẹ có thể chườm cho bé vài lần trong ngày và đừng quên lau khô cổ của trẻ sau khi chườm nhé.

2.3 Cách xử lý cho bé bị rôm sảy

Vì rôm sảy là do cơ thể bé quá nóng, khiến trẻ bị toát mồ hôi rồi đọng lại trong cổ gây hăm, vậy nên điều mẹ cần làm là:

  • Cởi bỏ hoặc giảm bớt lớp quần áo mẹ mặc cho bé.
  • Sử dụng vải cotton nguyên chất; ưu tiên loại vải mềm và thoáng khí.
  • Cho trẻ sơ sinh nằm ở nơi thông thoáng, hoặc có quạt, điều hòa để giúp bé bị hăm cổ đỡ khó chịu.
  • Thoa kem dưỡng da calamine lên vết phát ban ở cổ có thể giúp làm dịu và dễ chịu cho trẻ sơ sinh bị hăm cổ.

>> Mẹ xem thêm: 20 cách trị rôm sảy cho bé cực hiệu quả, an toàn và dễ tìm

2.4 Bôi dầu dừa cho trẻ

Dầu dừa có đặc tính chống vi khuẩn; do đó, đây là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời để làm dịu cho trẻ sơ sinh bị hăm cổ. Mẹ hãy thoa dầu dừa lên vết phát ban ở cổ để giúp giảm viêm và ngứa cho bé nhé.

2.5 Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ

Mẹ cần chú ý khi chọn xà phòng giặt quần áo cho bé. Tránh các loại nước giặt có pha hương liệu mạnh, có nhiều chất tẩy vì có thể gây hại cho làn da bé.

2.6 Đảm bảo trẻ sơ sinh bị hăm cổ luôn ở nơi khô thoáng

Mẹ hãy giúp bé cưng luôn mát mẻ. Vì mồ hôi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm da; do đó, mẹ nên chú ý giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ bằng cách bật quạt mát; hoặc dùng máy lạnh trong phòng trong những ngày oi bức.

3. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hăm cổ

Để tránh trẻ sơ sinh bị hăm cổ thường xuyên; mẹ cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh cho bé: Đảm bảo cổ của trẻ luôn được làm sạch và khô ráo.
  • Tránh tắm trẻ sơ sinh quá nhiều: Vì tắm quá mức có thể khiến da trẻ sơ sinh bị khô, mẹ có thể dùng khăn ẩm để thay thế.
  • Chấm nước dãi cho bé thường xuyên: sữa nhỏ giọt có thể đọng lại ở các nếp gấp trên da ở cổ gây tình trạng hăm ở cổ.
  • Vào mùa hè, để bé ở nơi thoáng mát: Ví dụ như cho trẻ ở trong phòng thoáng khí hoặc có nhiệt độ mát mẻ.
  • Tránh mặc nhiều quần áo cho trẻ sơ sinh: Điều này dễ khiến bé bị hăm cổ vì nóng nực và đổ mồ hôi; làm gia tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị hăm cổ.

>> Mẹ xem thêm: Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào? Cách tắm giúp con khỏe mạnh

4. Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp hăm da ở cổ đều có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vết hăm trở nặng gây khó chịu cho bé.

Mẹ nên đưa bé đi khám bệnh để được bác sĩ kê toa khi:

  • Vết hăm nặng hơn và lan rộng hơn ban đầu.
  • Vết hăm không hết sau 1 tuần chăm sóc tại nhà.
  • Bề mặt vết hăm bị rạn nứt, chảy nước hay khiến cho bé bị đau.

Với những em bé bụ bẫm, mẹ nên chú ý chăm sóc những vùng da có nếp gấp. Nhờ việc lau rửa thường xuyên, tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ sẽ ít xảy ra.

Để làm những vùng hăm da dưới cổ trẻ sơ sinh hoàn toàn bị biến mất; mẹ nhớ thường xuyên quan sát vùng nếp gấp dưới cổ bé bằng cách nhẹ nhàng đỡ gáy bé và hơi ngả đầu bé ra sau một chút. Nhờ đó, khi thấy bất kỳ dấu hiệu kích ứng da nào như ửng đỏ, đọng mồ hôi, mẹ có thể kịp thời ngăn chặn tình trạng hăm da xảy ra.

Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ là do đâu? Bé hăm cổ mẹ phải làm sao?

Mẹ có thể chườm cho bé vài lần trong ngày và đừng quên lau khô cổ của trẻ sau khi chườm nhé.

2.3 Cách xử lý cho bé bị rôm sảy

Vì rôm sảy là do cơ thể bé quá nóng, khiến trẻ bị toát mồ hôi rồi đọng lại trong cổ gây hăm, vậy nên điều mẹ cần làm là:

  • Cởi bỏ hoặc giảm bớt lớp quần áo mẹ mặc cho bé.
  • Sử dụng vải cotton nguyên chất; ưu tiên loại vải mềm và thoáng khí.
  • Cho trẻ sơ sinh nằm ở nơi thông thoáng, hoặc có quạt, điều hòa để giúp bé bị hăm cổ đỡ khó chịu.
  • Thoa kem dưỡng da calamine lên vết phát ban ở cổ có thể giúp làm dịu và dễ chịu cho trẻ sơ sinh bị hăm cổ.

>> Mẹ xem thêm: 20 cách trị rôm sảy cho bé cực hiệu quả, an toàn và dễ tìm

2.4 Bôi dầu dừa cho trẻ

Dầu dừa có đặc tính chống vi khuẩn; do đó, đây là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời để làm dịu cho trẻ sơ sinh bị hăm cổ. Mẹ hãy thoa dầu dừa lên vết phát ban ở cổ để giúp giảm viêm và ngứa cho bé nhé.

2.5 Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ

Mẹ cần chú ý khi chọn xà phòng giặt quần áo cho bé. Tránh các loại nước giặt có pha hương liệu mạnh, có nhiều chất tẩy vì có thể gây hại cho làn da bé.

2.6 Đảm bảo trẻ sơ sinh bị hăm cổ luôn ở nơi khô thoáng

Mẹ hãy giúp bé cưng luôn mát mẻ. Vì mồ hôi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm da; do đó, mẹ nên chú ý giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ bằng cách bật quạt mát; hoặc dùng máy lạnh trong phòng trong những ngày oi bức.

3. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hăm cổ

Để tránh trẻ sơ sinh bị hăm cổ thường xuyên; mẹ cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh cho bé: Đảm bảo cổ của trẻ luôn được làm sạch và khô ráo.
  • Tránh tắm trẻ sơ sinh quá nhiều: Vì tắm quá mức có thể khiến da trẻ sơ sinh bị khô, mẹ có thể dùng khăn ẩm để thay thế.
  • Chấm nước dãi cho bé thường xuyên: sữa nhỏ giọt có thể đọng lại ở các nếp gấp trên da ở cổ gây tình trạng hăm ở cổ.
  • Vào mùa hè, để bé ở nơi thoáng mát: Ví dụ như cho trẻ ở trong phòng thoáng khí hoặc có nhiệt độ mát mẻ.
  • Tránh mặc nhiều quần áo cho trẻ sơ sinh: Điều này dễ khiến bé bị hăm cổ vì nóng nực và đổ mồ hôi; làm gia tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị hăm cổ.

>> Mẹ xem thêm: Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào? Cách tắm giúp con khỏe mạnh

4. Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp hăm da ở cổ đều có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vết hăm trở nặng gây khó chịu cho bé.

Mẹ nên đưa bé đi khám bệnh để được bác sĩ kê toa khi:

  • Vết hăm nặng hơn và lan rộng hơn ban đầu.
  • Vết hăm không hết sau 1 tuần chăm sóc tại nhà.
  • Bề mặt vết hăm bị rạn nứt, chảy nước hay khiến cho bé bị đau.

Với những em bé bụ bẫm, mẹ nên chú ý chăm sóc những vùng da có nếp gấp. Nhờ việc lau rửa thường xuyên, tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ sẽ ít xảy ra.

Để làm những vùng hăm da dưới cổ trẻ sơ sinh hoàn toàn bị biến mất; mẹ nhớ thường xuyên quan sát vùng nếp gấp dưới cổ bé bằng cách nhẹ nhàng đỡ gáy bé và hơi ngả đầu bé ra sau một chút. Nhờ đó, khi thấy bất kỳ dấu hiệu kích ứng da nào như ửng đỏ, đọng mồ hôi, mẹ có thể kịp thời ngăn chặn tình trạng hăm da xảy ra.