Có nên cho trẻ ăn dặm vào buổi tối không? Trẻ ăn bột giờ nào tốt?

Ăn dặm là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu cho bé sử dụng bột ăn dặm vào những thời điểm không thích hợp có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu xem có nên cho trẻ ăn dặm vào buổi tối hay không nhé!

1Có nên cho bé ăn bột trước khi ngủ không?

Các mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước khi ngủ vì có thể dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe như:

  • Khó ngủ, nôn trớ hoặc ho: Khi ăn no, dạ dày sẽ tiết ra lượng lớn dịch vị giúp bé tiêu hóa thức ăn. Nếu dịch vị không hoạt động tốt, gây trào ngược dạ dày và trào vào thực quản sẽ làm bé bị ho suốt đêm.
  • Suy giảm miễn dịch: Việc ho suốt đêm sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ, dễ dẫn đến các bệnh như viêm họng hạt, viêm phế quản,… Tốt nhất là cho bé ăn dặm trước 19h hoặc kết thúc bữa ăn trước khi ngủ khoảng 1 tiếng để trẻ tiêu hóa thức ăn hiệu quả và ngủ ngon hơn.

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold 4 gói vị mặn hộp 200g (7 – 24 tháng)

2Nên cho trẻ ăn dặm lúc nào tốt nhất?

Cha mẹ nên lưu ý một số thời điểm cho bé ăn dặm như sau:

  • Khi bé tỉnh táo: Mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé đang tỉnh táo, thoải mái, vui vẻ. Nếu cho ăn khi bé đang buồn ngủ sẽ khiến trẻ quấy khóc, không thể tập trung vào bữa ăn và kéo dài bữa ăn.
  • Buổi sáng hoặc buổi trưa: Đây là thời điểm bé đã được uống sữa công thức nên con không quá đói cũng không quá no, bé sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
  • Sau khi uống sữa 1 – 2 tiếng: Mẹ nên cho bé uống sữa trước bữa ăn từ khoảng 1 – 2 tiếng để bé không quá đói. Nếu ăn lúc quá đói trẻ sẽ bị giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
  • Không ăn sau 19h: Nếu ăn sau 19h tối, bé sẽ bị no và khó ngủ. Ngoài ra sau thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé hoạt động chậm, dễ gây đầy hơi, khó tiêu.

Sữa bột NAN Optipro số 2 900g (6 – 12 tháng)

3Cho bé ăn dặm đúng cách như thế nào?

3.1 Từ ít đến nhiều

Khi mới cho trẻ ăn dặm, mẹ nên dùng thìa hoặc bình tập ăn dặm, tiếp đó là tăng dần 1 – 2 thìa nhỏ thức ăn xay nhuyễn. Loại thìa ăn dặm nên làm bằng nhựa, mềm nhằm hạn chế tổn thương nướu răng của trẻ.

Ban đầu mẹ nên dùng một lượng nhỏ ở đầu muỗng. Khi trẻ đã làm quen được với chế độ ăn và thức ăn, mẹ có thể gia tăng dần lượng thức ăn cho bé mỗi bữa.

Bột ăn dặm Heinz bột mì ý, rau củ và phô mai lon 200g (từ 7 tháng)

3.2 Từ ngọt đến mặn

Mẹ hãy bắt đầu bằng những loại thực phẩm có vị ngọt như khoai lang, chuối, táo khi mới cho bé tập ăn dặm. Giai đoạn sau mới nên thử đến các thực phẩm như thịt cá, rau củ. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không nêm nếm nước mắm, muối hay bất kỳ gia vị nào khác trong bột ăn dặm của bé nhé!

Bột ăn dặm HiPP sữa, ngũ cốc, đào và mơ tây hộp 250g (từ 4 tháng)

3.3 Làm quen với thực phẩm mới trong vài ngày

Hãy cho trẻ làm quen với từng loại thực phẩm mới trong khoảng 3 – 5 ngày. Cách này sẽ giúp phát hiện trẻ có dị ứng với thực phẩm đó hay không. Nếu trẻ không có biểu hiện không mong muốn như dị ứng, nổi mẩn đỏ sau khoảng thời gian trên, mẹ nên ngừng cho bé ăn loại thực phẩm đó.

Bột ăn dặm Optimum Gold gạo, cải xoăn và khoai lang hộp 200g (6 – 24 tháng)

4Các thực phẩm mẹ nên tránh khi cho bé ăn dặm

Mẹ nên tuyệt đối tránh các thực phẩm sau khi cho bé ăn dặm:

  • Mật ong: Trước 12 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không cho bé sử dụng mật ong vì có thể gây ngộ độc.
  • Sữa ít béo: Trước 2 tuổi, bé cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển, do đó không nên cho con uống sữa ít béo ở độ tuổi này.
  • Trứng chưa chín hoặc thực phẩm có chứa trứng sống: Vi khuẩn trong trứng sống có hại tới sức khỏe của trẻ, trước 12 tháng tuổi mẹ không cho trẻ sử dụng trứng sống hoặc các sản phẩm như mayonnaise tự làm.
  • Sữa bò nguyên chất tiệt trùng: Trẻ từ 12 tháng mới có thể sử dụng sữa tươi trong chế độ dinh dưỡng.

Thùng 48 hộp sữa tươi TH true MILK có đường 180 ml

  • Thực phẩm thô và ngũ cốc nguyên hạt: Trước 3 tuổi nếu cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm này có thể khiến con dễ bị hóc, nghẹt thở.
  • Cà phê, trà hoặc thức uống có đường kể cả nước trái cây: Thay vì dùng nước ép, mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây trực tiếp để phát triển kỹ năng nhai của con.
  • Sữa thực vật: Không nên cho trẻ trước 2 tuổi dùng các loại sữa thực vật như sữa gạo, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch,…

Mẹ nên tránh một số loại thực phẩm khi cho bé ăn dặm

Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của bé. Vì vậy mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đúng thời điểm cũng như lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp, chất lượng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại website avakids.com hoặc liên hệ hotline 1900.866.874 (7h30 – 22h00) để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Có nên cho trẻ ăn dặm vào buổi tối không? Trẻ ăn bột giờ nào tốt?

Ăn dặm là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu cho bé sử dụng bột ăn dặm vào những thời điểm không thích hợp có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu xem có nên cho trẻ ăn dặm vào buổi tối hay không nhé!

1Có nên cho bé ăn bột trước khi ngủ không?

Các mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước khi ngủ vì có thể dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe như:

  • Khó ngủ, nôn trớ hoặc ho: Khi ăn no, dạ dày sẽ tiết ra lượng lớn dịch vị giúp bé tiêu hóa thức ăn. Nếu dịch vị không hoạt động tốt, gây trào ngược dạ dày và trào vào thực quản sẽ làm bé bị ho suốt đêm.
  • Suy giảm miễn dịch: Việc ho suốt đêm sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ, dễ dẫn đến các bệnh như viêm họng hạt, viêm phế quản,… Tốt nhất là cho bé ăn dặm trước 19h hoặc kết thúc bữa ăn trước khi ngủ khoảng 1 tiếng để trẻ tiêu hóa thức ăn hiệu quả và ngủ ngon hơn.

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold 4 gói vị mặn hộp 200g (7 – 24 tháng)

2Nên cho trẻ ăn dặm lúc nào tốt nhất?

Cha mẹ nên lưu ý một số thời điểm cho bé ăn dặm như sau:

  • Khi bé tỉnh táo: Mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé đang tỉnh táo, thoải mái, vui vẻ. Nếu cho ăn khi bé đang buồn ngủ sẽ khiến trẻ quấy khóc, không thể tập trung vào bữa ăn và kéo dài bữa ăn.
  • Buổi sáng hoặc buổi trưa: Đây là thời điểm bé đã được uống sữa công thức nên con không quá đói cũng không quá no, bé sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
  • Sau khi uống sữa 1 – 2 tiếng: Mẹ nên cho bé uống sữa trước bữa ăn từ khoảng 1 – 2 tiếng để bé không quá đói. Nếu ăn lúc quá đói trẻ sẽ bị giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
  • Không ăn sau 19h: Nếu ăn sau 19h tối, bé sẽ bị no và khó ngủ. Ngoài ra sau thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé hoạt động chậm, dễ gây đầy hơi, khó tiêu.

Sữa bột NAN Optipro số 2 900g (6 – 12 tháng)

3Cho bé ăn dặm đúng cách như thế nào?

3.1 Từ ít đến nhiều

Khi mới cho trẻ ăn dặm, mẹ nên dùng thìa hoặc bình tập ăn dặm, tiếp đó là tăng dần 1 – 2 thìa nhỏ thức ăn xay nhuyễn. Loại thìa ăn dặm nên làm bằng nhựa, mềm nhằm hạn chế tổn thương nướu răng của trẻ.

Ban đầu mẹ nên dùng một lượng nhỏ ở đầu muỗng. Khi trẻ đã làm quen được với chế độ ăn và thức ăn, mẹ có thể gia tăng dần lượng thức ăn cho bé mỗi bữa.

Bột ăn dặm Heinz bột mì ý, rau củ và phô mai lon 200g (từ 7 tháng)

3.2 Từ ngọt đến mặn

Mẹ hãy bắt đầu bằng những loại thực phẩm có vị ngọt như khoai lang, chuối, táo khi mới cho bé tập ăn dặm. Giai đoạn sau mới nên thử đến các thực phẩm như thịt cá, rau củ. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không nêm nếm nước mắm, muối hay bất kỳ gia vị nào khác trong bột ăn dặm của bé nhé!

Bột ăn dặm HiPP sữa, ngũ cốc, đào và mơ tây hộp 250g (từ 4 tháng)

3.3 Làm quen với thực phẩm mới trong vài ngày

Hãy cho trẻ làm quen với từng loại thực phẩm mới trong khoảng 3 – 5 ngày. Cách này sẽ giúp phát hiện trẻ có dị ứng với thực phẩm đó hay không. Nếu trẻ không có biểu hiện không mong muốn như dị ứng, nổi mẩn đỏ sau khoảng thời gian trên, mẹ nên ngừng cho bé ăn loại thực phẩm đó.

Bột ăn dặm Optimum Gold gạo, cải xoăn và khoai lang hộp 200g (6 – 24 tháng)

4Các thực phẩm mẹ nên tránh khi cho bé ăn dặm

Mẹ nên tuyệt đối tránh các thực phẩm sau khi cho bé ăn dặm:

  • Mật ong: Trước 12 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không cho bé sử dụng mật ong vì có thể gây ngộ độc.
  • Sữa ít béo: Trước 2 tuổi, bé cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển, do đó không nên cho con uống sữa ít béo ở độ tuổi này.
  • Trứng chưa chín hoặc thực phẩm có chứa trứng sống: Vi khuẩn trong trứng sống có hại tới sức khỏe của trẻ, trước 12 tháng tuổi mẹ không cho trẻ sử dụng trứng sống hoặc các sản phẩm như mayonnaise tự làm.
  • Sữa bò nguyên chất tiệt trùng: Trẻ từ 12 tháng mới có thể sử dụng sữa tươi trong chế độ dinh dưỡng.

Thùng 48 hộp sữa tươi TH true MILK có đường 180 ml

  • Thực phẩm thô và ngũ cốc nguyên hạt: Trước 3 tuổi nếu cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm này có thể khiến con dễ bị hóc, nghẹt thở.
  • Cà phê, trà hoặc thức uống có đường kể cả nước trái cây: Thay vì dùng nước ép, mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây trực tiếp để phát triển kỹ năng nhai của con.
  • Sữa thực vật: Không nên cho trẻ trước 2 tuổi dùng các loại sữa thực vật như sữa gạo, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch,…

Mẹ nên tránh một số loại thực phẩm khi cho bé ăn dặm

Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của bé. Vì vậy mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đúng thời điểm cũng như lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp, chất lượng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại website avakids.com hoặc liên hệ hotline 1900.866.874 (7h30 – 22h00) để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!