Những lưu ý trong chế độ ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi – Nutrihome

Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đúng cách sẽ góp phần phát triển toàntầm vóc, thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Miền Bắc Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.

Dinh dưỡng đúng cách góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ

Thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) năm 2019 cho thấy, thế giới hiện có hàng triệu trẻ em đang gặp các vấn đề về dinh dưỡng. Cụ thể, có đến 144 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi, 47 triệu trẻ bị gầy còm, suy dinh dưỡng. Trong khi đó, số lượng trẻ em thừa cân trên toàn thế giới cũng không thấp, lên đến 38,3 triệu trẻ.

Cũng theo UNICEF, việc bố mẹ chú trọng thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh trong 1.000 ngày “vàng” đầu đời của trẻ đóng vai trò quan trọng giúp tạo nên hệ miễn dịch tốt, tạo cơ sở để trẻ phát triển tối đa tiềm năng trí tuệ, tầm vóc lẫn thể lực sau này.

Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không phù hợp ở trẻ có thể dẫn đến tình trạng thấp còi hoặc béo phì, chậm phát triển, khả năng nhận thức kém, giảm hiệu suất học tập, làm việc trong tương lai. Đồng thời, dinh dưỡng kém cũnglà nguyên nhân chính dẫn đến gần 50% số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Trẻ 8 tháng ăn dặm

Chế độ dinh dưỡng ăn dặm 8 tháng tuổi cần đa dạng, cân đối để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời.

Trong 1.000 ngày “vàng” đầu đời, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nếu có thể cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng tuổi. Đặc biệt, từ tháng thứ 7 trở đi, cùng với sữa mẹ, mẹ cần cho trẻ ăn dặm bởi từ thời điểm này, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi trẻ cần hơn 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, trẻ 8 tháng tuổi khi ăn đủ nhu cầu, phát triển bình thường, khỏe mạnh thì cân nặng trung bình tăng khoảng 300 – 400g/tháng, chiều cao trung bình tăng 2cm/tháng. Theo đó, mỗi ngày, nên cho trẻ ăn 2 – 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ để đáp ứng nhu cầu phát triển một cách tối đa.

Cần lưu ý, giai đoạn này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính còn chế độ dinh dưỡng ăn dặm 8 tháng chủ yếu bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết trẻ cần, cũng như giúp trẻ làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.

Chế độ ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi

Mỗi bữa ăn, mẹ nên cho trẻ ăn một lượng vừa phải để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đồng thời tạo không khí vui vẻ khi trẻ dùng bữa.

Vì sao trẻ 8 tháng cần ăn dặm bổ sung?

“Khoa học đã chứng minh, sữa mẹ là thức ăn và thức uống duy nhất trẻ cần trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ mọi dưỡng chất cho nhu cầu tăng trưởng của trẻ ở giai đoạn này. Tuy nhiên, từ tháng thứ 7 trở đi, sữa mẹ chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Chính vì vậy, mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng ăn dặm 8 tháng cho trẻ để giúp bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng đảm bảo sự phát triển trí tuệ lẫn thể lực của trẻ theo đúng độ tuổi”, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết.

Thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Bữa chính trong chế độ dinh dưỡng ăn dặm 8 tháng sẽ là bột, súp, cháo… được chế biến phù hợp với thể chất và nhu cầu của trẻ. Về độ đậm đặc của món ăn, mẹ nên chế biến ở dạng lỏng/loãng sau đó từ từ đặc dần. Thức ăn cần được nghiền/xay nhỏ/băm nhỏ và nấu thật mềm để trẻ dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng

Bên cạnh sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng ăn dặm 8 tháng tuổi cần được thay đổi từng bước, từ ít đến nhiều, từ loãng sang đặc, để trẻ tập làm quen.

Không như 6 tháng đầu đời chỉ bú sữa mẹ, trẻ 8 tháng tuổi cần một chế độ dinh dưỡng ăn dặm đa dạng thực phẩm từ động vật như thịt, cá, trứng đến thực vật như rau củ và trái cây. Cụ thể, theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, thành phần bữa ăn chính của trẻ cần có đầy đủ:

  • Chất bột đường (gạo, khoai tây…): Khoảng 20-30 gram/bữa
  • Chất đạm (trứng, thịt, tôm, cua, cá…): Khoảng 20-30 gram/bữa
  • Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật…): Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ bắt đầu ăn dặm cần bổ sung chất béo khoảng 2,5ml/bữa; sau vài tuần tăng dần lên 5-10ml/bữa
  • Vitamin và khoáng chất (rau chân vịt, súp lơ xanh, bí đỏ, cà rốt…): Khoảng 20 gram/bữa

Bữa phụ trong chế độ dinh dưỡng ăn dặm 8 tháng của trẻ sẽ bao gồm bánh ăn dặm, trái cây, váng sữa, sữa chua, trứng… (đáp ứng khoảng 5 – 10% nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ). Bên cạnh việc ăn dặm, trẻ cần tiếp tục bú sữa mẹ 600 – 700ml/ngày và uống thêm nước.

Dưới đây là gợi ý mẫu thực đơn ăn dặm trong 1 ngày cho trẻ 8 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo:

(Yêu cầu: Thiết kế bảng cho đẹp)

Giờ Món ăn 6:00 Bú sữa mẹ 8:00 Bột thịt rau củ

  • Bột gạo 10 – 15g
  • Thịt nạc (heo/ gà/ bò) 15 – 20g
  • Dầu/mỡ: 2,5 – 5ml
  • Rau xanh: 5 – 10g

10:00 Nước trái cây ép (cam, táo, ổi…)

  • Cam: 100g tương đương nửa quả
  • Đường: 5g

11:00 Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức 14:00 Bột trứng gà

  • Bột gạo 10 – 15g
  • Trứng gà: 1 lòng đỏ
  • Dầu/mỡ: 2,5 – 5ml
  • Rau xanh: 5 – 10g

16:00 Trái cây (chuối, đu đủ, xoài…) xay cùng sữa chua

  • Xoài: nửa trái
  • Sữa chua: 100ml

18:00 Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức 21:00 Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

Thực đơn trên cung cấp khoảng 700kcal/ngày, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nếu muốn được tư vấn, cung cấp thêm thực đơn đa dạng cho trẻ ở lứa tuổi 8 tháng, bố mẹ có thể đưa trẻ đến thăm khám trực tiếp tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome trên cả nước.

Nutrihome có quy trình thăm khám, tư vấn các vấn đề liên quan đến dinh dưỡngđược xây dựng khoa học từ việc khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân đến hướng dẫn chọn lựa thực phẩm, cách chế biến món ăn khoa học đảm bảo chế độ dinh dưỡng ăn dặm 8 tháng tối ưu.Đặc biệt, ở độ tuổi này, ngoài dinh dưỡng, yếu tố vận động cũng rất quan trọng. Do đó, bố mẹ sẽ được các chuyên gia y học vận động của Nutrihome hướng dẫn các bài tập vận động phù hợp giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ.