Chế độ ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi – POH

Chế độ ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cần chú ý những gì? Trẻ 10 tháng tuổi nên ăn gì? Dinh dưỡng cho trẻ 10 tháng tuổi bao gồm những nhóm chất nào? Bài viết sau sẽ giúp giải đáp những vấn đề trên và đưa ra thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi mẫu, mời các mẹ tham khảo!

Đến giai đoạn 10 tháng tuổi, bé yêu đã có rất nhiều sự thay đổi về hoạt động thể chất như biết bò, biết trò chuyện, thậm chí là chơi đùa.

Song song với sự thay đổi này, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi để đáp ứng sự phát triển toàn diện của cơ thể. Nếu ba mẹ vẫn còn thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho bé thì hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây của POH nhé.

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi

Nhu cầu năng lượng của bé ở giai đoạn này phụ thuộc hoàn toàn vào cân nặng. Thông thường, bé 10 tháng tuổi cần nạp từ 90 đến 120 calo trên mỗi cân nặng. Theo các chuyên gia, tổng calo bé trai cần là 793 và với bé gái là 717**.

(** Đây là thông tin tham khảo, mỗi bé sẽ khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau).

Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé đến từ 4 nhóm thực phẩm chính. Để biết chính xác tỉ lệ của trái cây, rau củ và ngũ cốc trong khẩu phần ăn của bé, mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng cơ bản.

Xem thêm: Chế độ ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi

Chế độ ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi

Tháp dinh dưỡng cơ bản

Tháp dinh dưỡng tham khảo cho bé ăn dặm

Ngoài ra, bé cũng cần nạp đủ lượng canxi và sắt cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển thể chất và trí não.

Mỗi ngày, bé nên ăn lượng thức ăn như thế nào là hợp lý?

Lượng thức ăn mỗi ngày tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị của bé. Thông thường, bé cần ăn đa dạng thức ăn với lượng vừa phải như sau:

  • Ngũ cốc: khoảng ¼ đến ½ chén
  • Trái cây: khoảng ¼ đến ½ chén
  • Rau củ: khoảng ¼ đến ½ chén
  • Sản phẩm từ sữa: 2 đến 3 thìa canh
  • Protein/ Thịt: 4 thìa canh

*** Đây chỉ là lượng ăn tham khảo, dưới 12 tháng tuổi sữa mẹ/ sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng. Mẹ cần đảm bảo con ăn 500ml sữa mẹ/ sữa công thức mỗi ngày và ăn dặm dựa theo nhu cầu của con. Tuyệt đối không ép ăn theo lượng ăn tham khảo bên trên!

Những thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé 10 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn cầm tay hay món ăn mềm thay vì bú sữa mẹ.

Tuy nhiên, không có nguyên tắc cụ thể nào đối với việc ngừng cho bé bú sữa; vì vậy, nếu có ý định cho bé cai sữa, mẹ nên nghe tư vấn của bác sĩ Không có một quy định cụ thể nào về thời điểm cai sữa cho con vì điều này phụ thuộc vào đặc điểm phát triển của từng bé và hoàn cảnh của từng gia đình.

Để chắc chắn và yên tâm hơn, mẹ có thể nghe tư vấn từ bác sĩ rồi mới đưa ra quyết định. Trong thời điểm cai sữa cho bé, mẹ hãy tham khảo và bổ sung thực đơn ăn dặm với những món ăn bổ dưỡng dưới đây:

  • Bánh gạo hoặc bánh kếp lúa mì nguyên cám
  • Cháo đậu xanh
  • Sữa lắc trái cây tươi
  • Trứng luộc hoặc trứng bác
  • Súp rau củ
  • Món hầm

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

Đến thời điểm này, mẹ vẫn cần nhớ nguyên tắc thử dị ứng khi cho bé ăn thức ăn mới trong vòng 3 ngày liên tiếp. Các món đã thử dị ứng rồi mẹ không cần thử lại.

Dưới đây là gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ có thể tham khảo và điều chỉnh sao cho phù hợp với bé nhà mình.

(Trích dẫn thực đơn kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW trong chương trình POH Easy Two)

10 Tháng, Tuần 1, Ngày 1:

Bữa sáng

Cơm mềm, cá trộn bông cải xanh và sốt trắng (tập xúc thìa), củ cải luộc, dưa hấu

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa (không bắt buộc)

Sinh tố bơ chuối, sữa chua (tập xúc thìa)

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Cơm nắm, bắp cải cuộn thịt sốt nấm, canh ngô bao tử, cà rốt thịt nạc, dưa vàng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

10 Tháng, Tuần 1, Ngày 2:

Bữa sáng

Mì chũ nấu tôm đồng, củ cải + lê

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa (không bắt buộc)

Bánh đậu phụ, cải bó xôi

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Xôi ngô, ruốc thịt + Canh khoai tây, cà rốt, sườn + ổi

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

10 Tháng, Tuần 1, Ngày 3:

Bữa sáng

Cơm mềm, củ cải xào trứng + xoài

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa (không bắt buộc)

Dưa hấu dầm sữa chua (tập xúc thìa)

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Bánh cá hồi rau củ + soup đậu hà lan, bí đỏ, phô mai (tập xúc thìa), thanh long

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

10 Tháng, Tuần 1, Ngày 4:

Bữa sáng

Cháo ếch, canh rau cải bó xôi, đậu phụ + táo

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa (không bắt buộc)

Ngô luộc

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Mì chũ nấu nước dashi rau củ, bông cải xanh, cà rốt, thăn lợn tẩm yến mạch chiên giòn + xoài

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

10 Tháng, Tuần 1, Ngày 5:

Bữa sáng

Cháo bánh mì, bí đỏ, thịt bò + cam

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa (không bắt buộc)

Xoài trộn sữa chua (tập xúc thìa)

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa phụ chiều

Cơm nắm, chim hầm rau củ + táo

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

Lưu ý: Mẹ cho bé ăn sữa mẹ/ sữa công thức tùy thuộc vào nhu cầu của bé và ý thích của mẹ. Mẹ tham khảo Thực đơn dinh dưỡng cho bé 10 tháng ăn dặm truyền thống để xem full thực đơn đồng thời giúp con ăn dặm khoa học, bài bản mẹ nhé!

Công thức các món ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

Trứng bác

trứng bác ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Trứng – 1 quả
  • Sữa công thức/sữa mẹ – 2-3 thìa canh
  • Phô mai phù hợp với bé – 1 thìa canh
  • Dầu – 1 thìa cà phê
  • Hạt tiêu

Cách thực hiện:

  • Đập trứng vào tô, cho thêm sữa và đánh đều trong vài phút
  • Cho thêm phô mai bào và trộn đều
  • Đun nóng dầu trên chảo. Cho trứng vừa đánh vào chảo và nấu cho đến khi chín
  • Thêm muối và trộn đều trứng lên. Cho bé ăn nguội.
  • Có thể thêm rau củ thái nhỏ

Súp gà với khoai tây

súp gà khoai tây ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Khoai tây (bỏ vỏ và thái lát) – ½ chén
  • Thịt gà thái lát – ½ chén
  • Hành thái lát – ½ chén
  • Phô mai phù hợp với bé – ½ chén
  • Tỏi – 2 tép
  • Bơ – 1 thìa canh
  • Nước – 2 chén
  • Bột tiêu

Cách thực hiện:

  • Nấu chảy bơ trong nồi lớn
  • Cho hành thái lát vào, đảo đều tay cho đến khi hành vàng và thơm. Thêm tỏi và đảo trong vài phút
  • Thêm khoai tây và nấu đến khi mềm
  • Tiếp theo, cho nước vào và nấu đến khi sôi. Cho từng chút phô mai vào và khuấy đều tay
  • Để nồi sôi và cho thịt gà đã thái lát vào. Đậy nắp nồi và nấu trong 10 phút cho đến khi gà chín
  • Nêm gia vị với muối và tiêu

Bí quyết cho bé ăn

  • Khử trùng dụng cụ ăn của bé
  • Thử trước đồ ăn của bé, không để nguội quá hoặc nóng quá
  • Không cho nhiều muối vào đồ ăn của bé. Để tăng thêm hương vị cho món ăn, mẹ có thể cho thêm phô mai
  • Điều chỉnh nguyên liệu sao cho phù hợp với sở thích và nhu cầu dinh dưỡng của bé
  • Chỉ cho bé ăn tưng từng món một và ăn trong 3 ngày, sau đó đổi món mới. Điều này giúp mẹ xác định xem bé có bị dị ứng với món ăn nào không
  • Nghe tư vấn từ bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé ăn món mới.

Khi được 10 tháng tuổi, bé bắt đầu biết phân biệt được các hương vị khác nhau và có những món yêu thích. Vì vậy, mẹ nên lên kế hoạch ăn uống cho bé một cách kỹ càng và khoa học.

Tháp dinh dưỡng sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ trong quá trình xây dựng thực đơn. Ngoài ra, mẹ cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé ăn bất kỳ món gì.

>> Lịch sinh hoạt cho bé 10 tháng tuổi ăn no – ngủ đủ – chơi vui

>> Những trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 10 tháng mẹ không thể bỏ qua

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Mẹ hãy tham khảo thực đơn trên và điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị và yêu cầu của bé.
  • Tuyệt đối không ép bé ăn.
  • Khi cho bé uống sữa công thức, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thìa kèm theo để đong chính xác.
  • Trong những ngày đầu của quá trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng hay súp. Khi bé lớn hơn, tăng độ đặc của hỗn hợp lên sao cho phù hợp với khả năng nhai của bé. Đồ ăn quá đặc có thể khiến dạ dày bị quá tải trong khi quá loãng cũng làm bé nhanh đói hơn.
  • Nhiều bé có đôi lúc ăn ít hơn bình thường và mẹ không cần lo lắng về điều này. Tuy nhiên, nếu bé liên tục bỏ ăn 3 đến 4 ngày liền, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.
  • Bé có thể ăn ít hơn trong giai đoạn mọc răng hoặc khi mệt. Khi đó, mẹ nên cho bé bú hoặc uống sữa công thức nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng và cho bé ăn trở lại khi bé khỏe.
  • Dừng cho bé ăn nếu bé đang bị đi ngoài.
  • Nếu ban đầu bé không muốn ăn, mẹ nên thay đổi hương vị món ăn bằng các hương tự nhiên từ quế, bột thì là, nước chanh, lá cà ri,…
  • Nếu bé dị ứng với đậu phộng, gluten hay trứng, mẹ cần gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi cho con ăn những loại thức ăn có những thành phần trên.

Nguồn: Parenting.firstcry

Chế độ ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi – POH

Chế độ ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cần chú ý những gì? Trẻ 10 tháng tuổi nên ăn gì? Dinh dưỡng cho trẻ 10 tháng tuổi bao gồm những nhóm chất nào? Bài viết sau sẽ giúp giải đáp những vấn đề trên và đưa ra thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi mẫu, mời các mẹ tham khảo!

Đến giai đoạn 10 tháng tuổi, bé yêu đã có rất nhiều sự thay đổi về hoạt động thể chất như biết bò, biết trò chuyện, thậm chí là chơi đùa.

Song song với sự thay đổi này, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi để đáp ứng sự phát triển toàn diện của cơ thể. Nếu ba mẹ vẫn còn thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho bé thì hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây của POH nhé.

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 10 tháng tuổi

Nhu cầu năng lượng của bé ở giai đoạn này phụ thuộc hoàn toàn vào cân nặng. Thông thường, bé 10 tháng tuổi cần nạp từ 90 đến 120 calo trên mỗi cân nặng. Theo các chuyên gia, tổng calo bé trai cần là 793 và với bé gái là 717**.

(** Đây là thông tin tham khảo, mỗi bé sẽ khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau).

Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé đến từ 4 nhóm thực phẩm chính. Để biết chính xác tỉ lệ của trái cây, rau củ và ngũ cốc trong khẩu phần ăn của bé, mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng cơ bản.

Xem thêm: Chế độ ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi

Chế độ ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi

Tháp dinh dưỡng cơ bản

Tháp dinh dưỡng tham khảo cho bé ăn dặm

Ngoài ra, bé cũng cần nạp đủ lượng canxi và sắt cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển thể chất và trí não.

Mỗi ngày, bé nên ăn lượng thức ăn như thế nào là hợp lý?

Lượng thức ăn mỗi ngày tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị của bé. Thông thường, bé cần ăn đa dạng thức ăn với lượng vừa phải như sau:

  • Ngũ cốc: khoảng ¼ đến ½ chén
  • Trái cây: khoảng ¼ đến ½ chén
  • Rau củ: khoảng ¼ đến ½ chén
  • Sản phẩm từ sữa: 2 đến 3 thìa canh
  • Protein/ Thịt: 4 thìa canh

*** Đây chỉ là lượng ăn tham khảo, dưới 12 tháng tuổi sữa mẹ/ sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng. Mẹ cần đảm bảo con ăn 500ml sữa mẹ/ sữa công thức mỗi ngày và ăn dặm dựa theo nhu cầu của con. Tuyệt đối không ép ăn theo lượng ăn tham khảo bên trên!

Những thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé 10 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn cầm tay hay món ăn mềm thay vì bú sữa mẹ.

Tuy nhiên, không có nguyên tắc cụ thể nào đối với việc ngừng cho bé bú sữa; vì vậy, nếu có ý định cho bé cai sữa, mẹ nên nghe tư vấn của bác sĩ Không có một quy định cụ thể nào về thời điểm cai sữa cho con vì điều này phụ thuộc vào đặc điểm phát triển của từng bé và hoàn cảnh của từng gia đình.

Để chắc chắn và yên tâm hơn, mẹ có thể nghe tư vấn từ bác sĩ rồi mới đưa ra quyết định. Trong thời điểm cai sữa cho bé, mẹ hãy tham khảo và bổ sung thực đơn ăn dặm với những món ăn bổ dưỡng dưới đây:

  • Bánh gạo hoặc bánh kếp lúa mì nguyên cám
  • Cháo đậu xanh
  • Sữa lắc trái cây tươi
  • Trứng luộc hoặc trứng bác
  • Súp rau củ
  • Món hầm

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

Đến thời điểm này, mẹ vẫn cần nhớ nguyên tắc thử dị ứng khi cho bé ăn thức ăn mới trong vòng 3 ngày liên tiếp. Các món đã thử dị ứng rồi mẹ không cần thử lại.

Dưới đây là gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ có thể tham khảo và điều chỉnh sao cho phù hợp với bé nhà mình.

(Trích dẫn thực đơn kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW trong chương trình POH Easy Two)

10 Tháng, Tuần 1, Ngày 1:

Bữa sáng

Cơm mềm, cá trộn bông cải xanh và sốt trắng (tập xúc thìa), củ cải luộc, dưa hấu

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa (không bắt buộc)

Sinh tố bơ chuối, sữa chua (tập xúc thìa)

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Cơm nắm, bắp cải cuộn thịt sốt nấm, canh ngô bao tử, cà rốt thịt nạc, dưa vàng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

10 Tháng, Tuần 1, Ngày 2:

Bữa sáng

Mì chũ nấu tôm đồng, củ cải + lê

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa (không bắt buộc)

Bánh đậu phụ, cải bó xôi

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Xôi ngô, ruốc thịt + Canh khoai tây, cà rốt, sườn + ổi

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

10 Tháng, Tuần 1, Ngày 3:

Bữa sáng

Cơm mềm, củ cải xào trứng + xoài

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa (không bắt buộc)

Dưa hấu dầm sữa chua (tập xúc thìa)

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Bánh cá hồi rau củ + soup đậu hà lan, bí đỏ, phô mai (tập xúc thìa), thanh long

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

10 Tháng, Tuần 1, Ngày 4:

Bữa sáng

Cháo ếch, canh rau cải bó xôi, đậu phụ + táo

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa (không bắt buộc)

Ngô luộc

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Mì chũ nấu nước dashi rau củ, bông cải xanh, cà rốt, thăn lợn tẩm yến mạch chiên giòn + xoài

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

10 Tháng, Tuần 1, Ngày 5:

Bữa sáng

Cháo bánh mì, bí đỏ, thịt bò + cam

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa (không bắt buộc)

Xoài trộn sữa chua (tập xúc thìa)

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa phụ chiều

Cơm nắm, chim hầm rau củ + táo

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

Lưu ý: Mẹ cho bé ăn sữa mẹ/ sữa công thức tùy thuộc vào nhu cầu của bé và ý thích của mẹ. Mẹ tham khảo Thực đơn dinh dưỡng cho bé 10 tháng ăn dặm truyền thống để xem full thực đơn đồng thời giúp con ăn dặm khoa học, bài bản mẹ nhé!

Công thức các món ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

Trứng bác

trứng bác ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Trứng – 1 quả
  • Sữa công thức/sữa mẹ – 2-3 thìa canh
  • Phô mai phù hợp với bé – 1 thìa canh
  • Dầu – 1 thìa cà phê
  • Hạt tiêu

Cách thực hiện:

  • Đập trứng vào tô, cho thêm sữa và đánh đều trong vài phút
  • Cho thêm phô mai bào và trộn đều
  • Đun nóng dầu trên chảo. Cho trứng vừa đánh vào chảo và nấu cho đến khi chín
  • Thêm muối và trộn đều trứng lên. Cho bé ăn nguội.
  • Có thể thêm rau củ thái nhỏ

Súp gà với khoai tây

súp gà khoai tây ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Khoai tây (bỏ vỏ và thái lát) – ½ chén
  • Thịt gà thái lát – ½ chén
  • Hành thái lát – ½ chén
  • Phô mai phù hợp với bé – ½ chén
  • Tỏi – 2 tép
  • Bơ – 1 thìa canh
  • Nước – 2 chén
  • Bột tiêu

Cách thực hiện:

  • Nấu chảy bơ trong nồi lớn
  • Cho hành thái lát vào, đảo đều tay cho đến khi hành vàng và thơm. Thêm tỏi và đảo trong vài phút
  • Thêm khoai tây và nấu đến khi mềm
  • Tiếp theo, cho nước vào và nấu đến khi sôi. Cho từng chút phô mai vào và khuấy đều tay
  • Để nồi sôi và cho thịt gà đã thái lát vào. Đậy nắp nồi và nấu trong 10 phút cho đến khi gà chín
  • Nêm gia vị với muối và tiêu

Bí quyết cho bé ăn

  • Khử trùng dụng cụ ăn của bé
  • Thử trước đồ ăn của bé, không để nguội quá hoặc nóng quá
  • Không cho nhiều muối vào đồ ăn của bé. Để tăng thêm hương vị cho món ăn, mẹ có thể cho thêm phô mai
  • Điều chỉnh nguyên liệu sao cho phù hợp với sở thích và nhu cầu dinh dưỡng của bé
  • Chỉ cho bé ăn tưng từng món một và ăn trong 3 ngày, sau đó đổi món mới. Điều này giúp mẹ xác định xem bé có bị dị ứng với món ăn nào không
  • Nghe tư vấn từ bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé ăn món mới.

Khi được 10 tháng tuổi, bé bắt đầu biết phân biệt được các hương vị khác nhau và có những món yêu thích. Vì vậy, mẹ nên lên kế hoạch ăn uống cho bé một cách kỹ càng và khoa học.

Tháp dinh dưỡng sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ trong quá trình xây dựng thực đơn. Ngoài ra, mẹ cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé ăn bất kỳ món gì.

>> Lịch sinh hoạt cho bé 10 tháng tuổi ăn no – ngủ đủ – chơi vui

>> Những trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 10 tháng mẹ không thể bỏ qua

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Mẹ hãy tham khảo thực đơn trên và điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị và yêu cầu của bé.
  • Tuyệt đối không ép bé ăn.
  • Khi cho bé uống sữa công thức, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thìa kèm theo để đong chính xác.
  • Trong những ngày đầu của quá trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng hay súp. Khi bé lớn hơn, tăng độ đặc của hỗn hợp lên sao cho phù hợp với khả năng nhai của bé. Đồ ăn quá đặc có thể khiến dạ dày bị quá tải trong khi quá loãng cũng làm bé nhanh đói hơn.
  • Nhiều bé có đôi lúc ăn ít hơn bình thường và mẹ không cần lo lắng về điều này. Tuy nhiên, nếu bé liên tục bỏ ăn 3 đến 4 ngày liền, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.
  • Bé có thể ăn ít hơn trong giai đoạn mọc răng hoặc khi mệt. Khi đó, mẹ nên cho bé bú hoặc uống sữa công thức nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng và cho bé ăn trở lại khi bé khỏe.
  • Dừng cho bé ăn nếu bé đang bị đi ngoài.
  • Nếu ban đầu bé không muốn ăn, mẹ nên thay đổi hương vị món ăn bằng các hương tự nhiên từ quế, bột thì là, nước chanh, lá cà ri,…
  • Nếu bé dị ứng với đậu phộng, gluten hay trứng, mẹ cần gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi cho con ăn những loại thức ăn có những thành phần trên.

Nguồn: Parenting.firstcry