Đẹn lông, hiểu sai, làm sai, hậu quả khó lường!

​Bé Võ Tấn Đ, 10 ngày tuổi, mẹ mang bầu chưa được chín tháng thì chuyển dạ sinh bé ra. Vì sinh non nên bé Đ yếu xìu, đêm nào cũng quấy khóc. Toàn thân bé mọc đầy lông tơ màu vàng nhạt mịn màng, ở lưng thì có nhiều chấm đen. Bà nội Đ cho rằng bé quấy khóc vì đẹn lông, nên đưa bé đi tẩy lông đẹn. Ông thầy chữa đẹn dùng lá trầu không pha mật ong chà lên lưng bé cho lông rụng. Mấy ngày sau lưng bé nổi đầy mủ trắng và bé quấy khóc dữ tợn hơn, nên gia đình đưa vào bệnh viện.

Tại bệnh viện bé Đ được bác sĩ trực chẩn đoán bé bị viêm da mủ, theo dõi nhiễm trùng huyết sơ sinh, đã điều trị cấp cứu tích cực cho bé. Khi bé tạm ổn, bác sĩ nói với bà nội: “Gia đình đưa bé vào bệnh viện là rất tốt. Nhưng về khoa học không có bệnh đẹn lông, ngược lại lông tơ rất có ích cho bé. Bé khóc đêm mà không có kèm theo triệu chứng nào lạ thì bình thường, vài tháng sẽ khỏi”.

Về chuyên môn, ngay từ 16 đến 20 tuần trong bào thai là bé đã mọc nhiều lông tơ. Nó bao phủ toàn bộ cơ thể của bé ngoại trừ những nơi không có nang lông là môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục. Em bé thường rụng lông tơ trước khi sinh, nhưng một số trẻ sơ sinh vẫn chưa rụng hết, nhất là bé sinh non. Lông tơ là một phần thiết yếu của sự phát triển của thai nhi, nó bảo vệ làn da của bé tránh va đập trong buồng tử cung, giữ ấm cho bé trong bụng mẹ. Những sợi lông tơ khỉ chuyển động trong buồng ối, nó gửi rung động đến các thụ thể cảm giác của bé, những thụ thể này kích thích sự phát triển hệ thần kinh cảm giác và nội tiết tố khác của bé lúc còn trong bụng mẹ.

Hầu hết các thai nhi đều rụng lông tơ ngay trước khi sinh. Khoảng 30% bé đủ tháng được sinh ra còn lông tơ. Lông thường rụng trong tám tuần cuối của thai kỳ. Một khi nó rụng ra khỏi da, nó sẽ trộn lẫn với nước ối. Em bé nuốt nước ối trong tử cung, lông tơ trở thành một phần của thức ăn đầu tiên của bé. Vì vậy phân đầu tiên của bé khi sinh ra, được gọi là phân su, có chứa nhiều lông tơ. Màu sắc của lông tơ thay đổi từ rất sáng đến tối do di truyền. Ví dụ, nếu em bé có làn da sẫm màu hơn, lông tơ có thể máu đen, dễ thấy nhất ở chân lông nên người ta gọi (lắm) là đẹn lông. Vài tháng sau sinh, tất cả lông tơ sơ sinh sẽ rụng và biển mất.

Vì lông tơ là bình thường và rất có ích lợi cho bé sơ sinh, nên bà con mình không nên hiểu lầm là đẹn lông, rồi nghe người mách bảo phải đi nhổ, cạo hoặc loại bỏ lông tơ khỏi da em bé. Điều này không những sẽ gây kích ứng làn da rất nhạy cảm của bé, mà còn có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm cho bé.

Bs Nguyễn Thành Úc.

Đẹn lông, hiểu sai, làm sai, hậu quả khó lường!

​Bé Võ Tấn Đ, 10 ngày tuổi, mẹ mang bầu chưa được chín tháng thì chuyển dạ sinh bé ra. Vì sinh non nên bé Đ yếu xìu, đêm nào cũng quấy khóc. Toàn thân bé mọc đầy lông tơ màu vàng nhạt mịn màng, ở lưng thì có nhiều chấm đen. Bà nội Đ cho rằng bé quấy khóc vì đẹn lông, nên đưa bé đi tẩy lông đẹn. Ông thầy chữa đẹn dùng lá trầu không pha mật ong chà lên lưng bé cho lông rụng. Mấy ngày sau lưng bé nổi đầy mủ trắng và bé quấy khóc dữ tợn hơn, nên gia đình đưa vào bệnh viện.

Tại bệnh viện bé Đ được bác sĩ trực chẩn đoán bé bị viêm da mủ, theo dõi nhiễm trùng huyết sơ sinh, đã điều trị cấp cứu tích cực cho bé. Khi bé tạm ổn, bác sĩ nói với bà nội: “Gia đình đưa bé vào bệnh viện là rất tốt. Nhưng về khoa học không có bệnh đẹn lông, ngược lại lông tơ rất có ích cho bé. Bé khóc đêm mà không có kèm theo triệu chứng nào lạ thì bình thường, vài tháng sẽ khỏi”.

Về chuyên môn, ngay từ 16 đến 20 tuần trong bào thai là bé đã mọc nhiều lông tơ. Nó bao phủ toàn bộ cơ thể của bé ngoại trừ những nơi không có nang lông là môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục. Em bé thường rụng lông tơ trước khi sinh, nhưng một số trẻ sơ sinh vẫn chưa rụng hết, nhất là bé sinh non. Lông tơ là một phần thiết yếu của sự phát triển của thai nhi, nó bảo vệ làn da của bé tránh va đập trong buồng tử cung, giữ ấm cho bé trong bụng mẹ. Những sợi lông tơ khỉ chuyển động trong buồng ối, nó gửi rung động đến các thụ thể cảm giác của bé, những thụ thể này kích thích sự phát triển hệ thần kinh cảm giác và nội tiết tố khác của bé lúc còn trong bụng mẹ.

Hầu hết các thai nhi đều rụng lông tơ ngay trước khi sinh. Khoảng 30% bé đủ tháng được sinh ra còn lông tơ. Lông thường rụng trong tám tuần cuối của thai kỳ. Một khi nó rụng ra khỏi da, nó sẽ trộn lẫn với nước ối. Em bé nuốt nước ối trong tử cung, lông tơ trở thành một phần của thức ăn đầu tiên của bé. Vì vậy phân đầu tiên của bé khi sinh ra, được gọi là phân su, có chứa nhiều lông tơ. Màu sắc của lông tơ thay đổi từ rất sáng đến tối do di truyền. Ví dụ, nếu em bé có làn da sẫm màu hơn, lông tơ có thể máu đen, dễ thấy nhất ở chân lông nên người ta gọi (lắm) là đẹn lông. Vài tháng sau sinh, tất cả lông tơ sơ sinh sẽ rụng và biển mất.

Vì lông tơ là bình thường và rất có ích lợi cho bé sơ sinh, nên bà con mình không nên hiểu lầm là đẹn lông, rồi nghe người mách bảo phải đi nhổ, cạo hoặc loại bỏ lông tơ khỏi da em bé. Điều này không những sẽ gây kích ứng làn da rất nhạy cảm của bé, mà còn có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm cho bé.

Bs Nguyễn Thành Úc.