Trẻ bị khô môi, nứt môi: Nguyên nhân và cách chữa trị – Hello Bacsi

4. Xu hướng thở bằng miệng

Việc bé thở bằng miệng cho phép không khí tràn xung quanh môi liên tục. Luồng không khí này sẽ lấy đi bất kỳ độ ẩm nào mà nó lướt qua trên đường đi. Sự hiện diện của một căn bệnh liên quan như nghẹt mũi thường dẫn đến việc trẻ thở bằng miệng và khiến môi bị nứt nẻ, khó chịu.

5. Phản ứng với yếu tố dị ứng

trẻ bị khô môi do dị ứng

Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với rất nhiều tác nhân. Làn da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và có thể phản ứng với nhiều loại kem dưỡng da hoặc thậm chí trẻ dị ứng ngay cả với chất liệu của quần áo mà con đang mặc. Việc mẹ sử dụng một loại son dưỡng nhất định và có xu hướng hôn con thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ.

6. Biến động của thời tiết có thể khiến trẻ sơ sinh dễ bị khô môi

Trẻ nhỏ cần phải ở trong một môi trường an toàn và được kiểm soát, đặc biệt là khi chúng vừa mới sinh ra vì da của chúng không quen với sự khắc nghiệt của thời tiết. Mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh giá hoặc những ngày gió lớn, nắng nhiều có thể khiến cho đôi môi bé nhỏ của trẻ bị khô, nứt.

Có khi nào trẻ sơ sinh bị khô môi do bú mẹ hay không?

Thực tế là việc bú mẹ không phải là nguyên nhân khiến môi trẻ bị khô, nứt. Trái lại, sữa mẹ có công hiệu trong việc giúp đôi môi nứt nẻ lành lại. Nếu em bé bú mẹ tốt và nhận đủ lượng sữa trong suốt một ngày thì nguy cơ bé bị khô môi sẽ giảm đi rất nhiều.

Các dấu hiệu của môi khô nứt nẻ ở trẻ sơ sinh là gì?

dấu hiệu trẻ bị khô môi

Đối với một đứa trẻ sơ sinh bị nứt nẻ môi, các triệu chứng có thể là:

  • Môi bị khô rõ rệt hơn so với môi của bạn
  • Các vết nứt xuất hiện trên bề mặt môi có thể sâu hơn
  • Vùng da quanh môi bắt đầu có màu sẫm hơn
  • Môi bị đau và có màu hơi đỏ
  • Các vết nứt nghiêm trọng sẽ khiến máu chảy ra nhiều

Làm thế nào bạn có thể điều trị môi khô, nứt nẻ ở trẻ?

Có một số biện pháp khắc phục bạn có thể áp dụng để giúp giảm đau nhanh chóng và giảm bớt sự khó chịu cho bé yêu.

1. Son dưỡng môi an toàn cho trẻ sơ sinh

Các mẹ đừng bao giờ nghĩ đến việc dùng son dưỡng môi và các loại kem mà người lớn sử dụng cho trẻ. Bởi lẽ, có những loại son dưỡng đặc biệt có sẵn trên thị trường được sản xuất riêng dành cho trẻ sơ sinh. Chúng được làm từ các thành phần tự nhiên dịu nhẹ và phù hợp với làn da mỏng manh của bé. Mặc dù vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chọn mua cho con dùng.

2. Sáp dầu

Được làm từ lanolin, loại sáp này hoạt động như một chất dưỡng ẩm mạnh mẽ cho đôi môi nhỏ bé của trẻ, giúp chữa lành vết nứt nhanh hơn. Sự hiện diện của lanolin đóng vai trò như một người chữa lành kỳ diệu và tuyệt đối an toàn, ngay cả khi con trẻ có liếm môi và lỡ đưa vào miệng một ít thuốc đi chăng nữa.

Cách sử dụng là mẹ rửa tay sạch, quệt một ít sáp lên ngón tay rồi thoa nhẹ nhàng lên đôi môi của trẻ. Hãy thử sử dụng loại sáp này vào ban đêm khi bé ngủ để thuốc tồn tại được lâu hơn và có đủ thời gian để phát huy hết tác dụng.

3. Dầu dừa

dầu dừa thiên nhiên tốt cho da

Dầu dừa tốt cho da thế nào chắc ai cũng rõ. Thực tế, nó còn được dùng như “phương thuốc” tự nhiên dùng khi bé bị khô môi. Dầu dừa khá rẻ tiền và bạn hoàn toàn có thể mua để sẵn tại nhà. Sở dĩ có công dụng này vi thành phần chính của dầu là axit lauric giúp chữa lành cho môi khô nứt nẻ mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến con bạn. Bạn rửa sạch tay và chấm một chút dầu, sau đó thoa lên môi bé và lặp lại nhiều lần mỗi khi trẻ bị khô môi.

4. Kem chữa nứt đầu ti cho mẹ

Kem chữa nứt đầu ti cho mẹ mang đến hai công dụng rất hữu ích. Đầu tiên là trong một vài tình huống cụ thể, đầu ti của mẹ có thể bị nứt nẻ và sẽ khiến mẹ thấy đau khi cho con bú, thế nên việc sử dụng loại kem này là điều cần thiết. Thứ hai là loại kem này cũng an toàn cho trẻ trong việc điều trị chứng khô, nứt môi. Nếu muốn sử dụng cho bé, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé.

5. Sữa mẹ

Sữa mẹ là cách an toàn và tự nhiên nhất để chữa lành tình trạng khô môi của trẻ. Bạn hãy thoa một ít sữa xung quan núm vú trước khi cho bé bú hoặc dùng ngón tay chấm nhẹ sữa lên môi trẻ. Điều cần chú ý là bạn không nên chà xát lên môi bé. Sữa mẹ sẽ giúp cho đôi môi của con được cấp nước, cũng như cung cấp thêm một số thành phần tự nhiên để môi mau lành hơn.

Nếu con bạn bị chứng nứt nẻ môi mãn tính thì phải làm sao?

đưa trẻ đi khám bác sĩ

Đôi môi nứt nẻ mãn tính ở trẻ có thể phản ánh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng hoặc thậm chí là do tiêu thụ quá nhiều vitamin A. Có trường hợp hiếm gặp hơn là khi trẻ mắc bệnh Kawasaki – một tình trạng gây viêm, sốt và phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp mắc bệnh, môi khô sẽ đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm sốt và đỏ mắt. Vì vậy, nếu con bị môi khô kéo dài, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Cách phòng ngừa cho trẻ bị khô môi

Để ngăn ngừa tình trạng môi khô, nứt nẻ ở trẻ, bạn hãy duy trì nhiệt độ tối ưu trong nhà, đồng thời sử dụng máy tạo độ ẩm nếu cần. Cho bé mặc quần áo thích hợp và tránh để con tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc gió mạnh. Ngoài ra, hãy đảm bảo cho bé bú sữa thường xuyên hơn trong thời tiết nóng để trẻ không bị mất nước.

Tình trạng môi khô, nứt nẻ có thể là điều rất phổ biến ở người trưởng thành. Nhưng với các bé sơ sinh thì việc trẻ bị khô môi sẽ khiến các bé đau đớn và khó chịu. Qua bài viết này, mong rằng các mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con tốt hơn khi trẻ bị môi khô.

Minh Phú/HELLO BACSI