Ngâm chân là một trong những phương pháp phổ biến giúp cải thiện sức khỏe về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn chưa biết có nên ngâm chân hàng ngày không và nên ngâm chân thế nào để có hiệu quả tốt nhất thì cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Mời bạn tham khảo một số mẫu bồn ngâm chân giúp bảo vệ sức khỏe tại Điện máy XANH:
1 Có nên ngâm chân hàng ngày không?
Dù ở thời tiết nóng hay lạnh, việc ngâm chân mỗi ngày mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như cải thiện hệ thần kinh, lưu thông khí huyết và hạn chế nhiều bệnh. Bên cạnh đó, ngâm chân đều đặn trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Bạn nên ngâm chân hàng ngày để có sức khỏe tốt hơn
2Tác dụng của ngâm chân hàng ngày trước khi ngủ
Cải thiện trí não, tinh thần
Trước khi ngủ, bạn nên ngâm chân để giữ ấm cho đôi chân và tạo ra cảm giác thư giãn, thoải mái nhờ lượng máu được lưu thông. Từ đó, bạn dễ dàng có giấc ngủ sâu và ngon hơn bình thường.
Khi chất lượng giấc ngủ cải thiện, bạn sẽ có năng lượng tích cực, tăng cường sự tập trung và làm chủ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân tốt hơn.
Lượng máu lưu thông tốt hơn sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và cải thiện tinh thần hiệu quả
Tăng cường sức khỏe
Ngâm chân không chỉ giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng mà còn duy trì sức khỏe của bạn ổn định và giải độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, khi ngâm chân với nước ấm sẽ làm tăng cường miễn dịch và kháng khuẩn hiệu quả.
Giảm chứng mất ngủ
Với những người gặp tình trạng mất ngủ nên ngâm chân đều đặn để có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Để tăng hiệu quả, bạn có thể massage nhẹ nhàng bàn chân sau khi ngâm. Khi thấy cơ thể ấm lên và ra nhiều mồ hôi nghĩa là phương pháp có tác dụng.
Ngâm chân hàng ngày trước khi đi ngủ để có chất lượng giấc ngủ tốt nhất
Hỗ trợ cải thiện các bệnh mãn tính
Phương pháp ngâm chân với nước nóng sẽ là giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính như tiểu đường, đau cơ xơ hóa,… Khi ngâm chân, bạn có thể kết hợp với bấm huyệt để đạt hiệu quả cao.
Khử mùi hôi chân
Bạn có thể kết hợp ngâm chân cùng với tinh dầu, thảo dược để loại bỏ các tế bào chết, khử mùi hôi chân và mang đến đôi chân sạch sẽ, thơm tho.
Ngâm chân kết hợp với thảo dược sẽ khử mùi hôi chân đồng thời tránh tình trạng ngứa bàn chân hiệu quả
3Hướng dẫn ngâm chân đúng cách
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị chậu hay bồn ngâm chân có kích cỡ vừa hoặc lớn để 2 chân được đặt để thoải mái, không cảm thấy chật chội.
Bạn có thể sử dụng bồn ngâm massage xông hơi chân Rio Beauty FTBH9 với kích thước là ngang 35cm – cao 27.5cm – sâu 38cm, đem lại cảm giác thoải mái khi đặt chân
- Bước 2: Tiếp theo, bạn đổ lượng nước ấm vừa phải vào trong chậu. Lượng nước cần đủ ngập cổ chân và trên mắt cá chân khoảng 2cm.
- Bước 3: Cho thêm các nguyên liệu ngâm bạn thích như tinh dầu, hoa hồng hoặc thảo dược rồi khuấy đều.
- Bước 4: Trước khi đặt chân vào ngâm, bạn cần kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhúng khuỷu tay vào làn nước. Nếu thấy nước quá nóng, bạn nên thêm nước mát vào hoặc ngược lại để đảm bảo nước ngâm chân có độ ấm vừa phải.
- Bước 5: Để tránh nước trong thau đổ ra sàn, bạn nên lót 1 tấm khăn hoặc thảm dưới chậu.
- Bước 6: Bạn ngồi lên ghế trong tư thế thoải mái và đặt 2 bàn chân vào ngâm trong khoảng 15 phút.
- Bước 7: Sau khi ngâm xong, bạn lau khô chân với khăn bông mềm và có thể thoa lớp kem dưỡng ẩm để chống khô nứt da.
Bạn có thể dùng kem dưỡng để tránh khô vùng da chân
4Hướng dẫn cách pha nước ngâm chân hiệu quả
Ngâm với muối
Ngâm chân với muối giúp khử mùi hôi chân, giảm đau do viêm khớp và trị các bệnh ngoài da hiệu quả. Ngoài ra, ngâm chân với muối còn kích thích tuần hoàn máu, tạo sự hưng phấn cho thần kinh và mang lại giấc ngủ ngon hơn.
- Bước 1: Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 1.5 lít nước ấm khoảng 40 độ C cùng 20g muối hột.
- Bước 2: Đổ nước và muối vào thau gỗ hoặc thau sứ, khuấy đều.
- Bước 3: Chọn vị trí và tư thế ngồi thoải mái, sau đó đặt chân vào thau nước ngâm sao cho nước sao hơn mắt cá chân và ngâm tầm 15 phút rồi lau khô chân với khăn mềm.
Ngâm chân với nước muối giúp kích thích tuần hoàn máu, tốt cho sức khỏe
Ngâm chân với gừng
Gừng có vị cay, có tác dụng giải độc và giúp làm ấm cơ thể. Ngâm chân bằng nước ấm và gừng giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến khắp cơ thể và làm ấm cơ thể vào mùa đông giá rét. Ngoài ra, mùi thơm từ tinh dầu gừng góp phần làm dịu căng thẳng, mệt mỏi.
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1.5 lít nước, 20g muối hột và 1 củ gừng già tươi. Lưu ý, sau khi rửa sạch gừng vẫn giữ nguyên vỏ và đập dập.
- Bước 2: Sau đó, bạn đun sôi hỗn hợp nước, gừng và muối từ 5 – 7 phút.
- Bước 3: Đợi nhiệt độ của hỗn hợp nước còn 35 – 45 độ C sau đó cho 2 chân vào ngâm trong 15 phút rồi lau khô bằng khăn mềm.
Ngâm chân với gừng giúp cơ thể thoải mái, thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn
Ngâm chân với sả
Sả là loài cây có nhiều tinh dầu và mùi thơm từ tinh dầu sả rất dễ chịu, thoải mái. Đặc biệt, khi ngâm chân bằng nước sả mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thư thái, giảm căng thẳng và có giấc ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, ngâm chân với sả cũng làm giảm tình trạng hôi chân.
- Bước 1: Bạn nên chuẩn bị 1.5 lít nước, 20g muối hột và 5 nhánh sả tươi.
- Bước 2: Rửa sả bằng nước sạch, đập dập và cho vào nồi nước.
- Bước 3: Đun sôi khoảng 5 phút sau đó cho muối hột vào và khuấy đều.
- Bước 4: Sau khi đun sôi, bạn cần đợi nước ấm và đặt chân vào ngâm trong khoảng 15 phút rồi lau khô với khăn mềm.
Rửa sả sạch, đập dập và cho vào nồi nước đun sôi trong 5 phút
Ngâm bằng tinh dầu, thảo dược:
Bạn có thể ngâm chân cùng với tinh dầu thảo dược để đạt kết quả tốt hơn. Mỗi loại tinh dầu sẽ có tác dụng khác nhau, vì vậy bạn nên chọn loại tinh dầu thích hợp với nhu cầu sử dụng như tinh dầu gừng giúp làm ấm cơ thể, tinh dầu ngải cứu làm giảm mùi hôi chân,…
- Bước 1: Bạn chuẩn bị loại tinh dầu phù hợp và 2 lít nước.
- Bước 2: Sau đó, cho nước vào bồn ngâm chân và thêm khoảng 10 – 15 giọt tinh dầu.
- Bước 3: Đun sôi nước khoảng 5 phút cho đến lúc nước vừa đủ ấm để có thể ngâm chân.
Ngâm chân với tinh dầu thảo dược giúp làm dịu cơn đau nhức chân hiệu quả
Ngâm chân với quế
Mùi hương ấm nồng của lá quế sẽ làm giảm căng thẳng, giúp cơ thể thoải mái, vui vẻ và nâng cao hiệu suất công việc. Khi ngâm chân với quế vào buổi tối không chỉ khử mùi hôi chân còn chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị gồm có 1.5 lít nước và 50g quế khô đã giã nát.
- Bước 2: Đổ lượng quế khô vào nước và đun sôi nước trong 5 phút.
- Bước 3: Sau đó chỉ cần đợi nước ấm và ngâm chân trong khoảng 15 phút rồi lau khô với khăn mềm.
Khi ngâm chân với lá quế sẽ giúp tinh thần thư thái và nâng cao hiệu suất làm việc
Ngâm chân với nước hoa hồng
Khi ngâm chân với nước hoa hồng không chỉ giúp tinh thần thoải mái, thư thái mà còn hỗ trợ khử mùi hôi chân vô cùng hiệu quả. Bạn cần thực hiện các bước như sau để ngâm chân với nước hoa hồng:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có nước, hoa hồng và muối.
- Bước 2: Chia nhỏ hoa hồng thành 10 phần sau đó cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa, bọc lại và thả vào nước nóng.
- Bước 3: Sau đó cho thêm 1 muỗng muối, khuấy đều đợi nước ấm mới bắt đầu ngâm.
Việc ngâm chân với hoa hồng giúp giảm tình trạng áp lực, mệt mỏi hiệu quả hơn
Ngâm chân với ngải cứu
Ngâm chân cùng với ngải cứu đem đến nhiều công dụng như giảm đau nhức, hỗ trợ lưu thông máu, khử mùi hôi chân và suy giảm tình trạng chuột rút hiệu quả. Ngoài ra, ngâm chân với ngải cứu còn giúp hỗ trợ chữa bệnh liên quan đến nấm da chân và hỗ trợ giấc ngủ.
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 1.5 lít nước, 20g muối hột và một nhúm lá ngải cứu.
- Bước 2: Rửa sạch ngải cứu và cắt nhỏ.
- Bước 3: Đun sôi nước sau đó cho ngải cứu và muối hột vào khuấy đều.
- Bước 4: Sau khi đun sôi hỗn hợp nước, bạn đợi nước hạ nhiệt rồi ngâm chân trong 15 phút.
Khi ngâm chân với ngải cứu giúp suy giảm tình trạng chuột rút
Ngâm chân với lá lốt
Việc ngâm chân cùng lá lốt được xem là phương pháp hiệu quả để chữa tình trạng ra mồ hôi chân tay cũng như cải thiện giấc ngủ. Để ngâm chân với lá lốt, bạn cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị gồm 1.5 – 2 lít nước, 30g lá lốt và 20g muối hột.
- Bước 2: Lá lốt sau khi rửa sạch, bạn cắt nhỏ và cho nước đun sôi cùng muối hột.
- Bước 3: Đợi nước ấm trong vòng 5 – 7 phút sau đó ngồi ngâm chân trong 15 phút và dùng khăn mềm lau khô chân sau khi ngâm để tránh cảm lạnh.
Ngâm chân với lá lốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong tê thấp và cải thiện giấc ngủ
55 lưu ý khi ngâm chân để đạt hiệu quả cao
Thời gian ngâm
Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên ngâm chân khoảng 15 – 20 phút trong mỗi lần ngâm. Đặc biệt, bạn không nên ngâm chân trước và sau khi ăn 30 phút vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng thức ăn ở đường ruột.
Bạn có thể sử dụng bồn massage xông hơi chân Rio Beauty FTBH9 có tích hợp chức năng hẹn giờ tiện lợi
Nhiệt độ nước ngâm
Nhiệt độ của nước ngâm chân tốt nhất là từ 38 – 43 độ C, không nên để vượt ngưỡng 45 độ C. Bởi vì nhiệt độ nước quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến mạch máu và làn da chân.Người cao tuổi hoặc mắc bệnh về suy giãn tĩnh mạch chỉ nên ngâm chân ở nhiệt độ 20 độ C để tránh bệnh trầm trọng hơn.
Nhiệt độ nước ngâm tốt nhất từ 38 – 43 độ, vượt quá 45 độ sẽ khiến bỏng vùng da chân
Mức nước ngâm chân
Mức nước ngâm chân tốt nhất nên từ 10 – 15cm, ngập qua cổ chân và trên mắt cá khoảng 2cm. Bạn nên đổ nước trước khi ngồi ngâm và nên ngâm ở nơi yên tĩnh, kín gió để tránh bị cảm lạnh.
Bạn nên đổ mức nước ngâm chân trên mắt cá chân 2cm
Đối tượng không nên ngâm chân
Ngâm chân đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, tuy nhiên có một số trường hợp cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngâm chân như:
- Người bị xuất huyết.
- Người bị suy chức năng thận, suy tim, viêm khớp dạng thấp.
- Người bị xơ cứng tắc nghẽn động mạch hay suy giãn tĩnh mạch.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển.
Người suy giãn tĩnh mạch nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngâm chân
Nên ngâm chân vào buổi tối
Khi ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi, đau nhức, có giấc ngủ ngon và việc loại bỏ độc tố của cơ thể dễ dàng hơn.
Sử dụng bồn ngâm chân bồn massage xông hơi chân Rio Beauty FTBH9 vào buổi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn
Trên đây là những thông tin về lưu ý khi ngâm chân để bảo vệ sức khỏe mà Điện máy XANH chia sẻ đến bạn. Chúc bạn có những phút giây thư giãn khi ngâm chân để khoẻ hơn mỗi ngày nhé!