Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến sữa mẹ như sữa mẹ có vị gì, sữa mẹ như thế nào là tốt, sữa mẹ có màu gì mới là tốt luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều bà mẹ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Sữa mẹ có màu gì?
Khi nhắc đến vấn đề sữa mẹ có màu gì, có rất nhiều ý kiến cho rằng sữa mẹ chỉ có một màu duy nhất. Tuy nhiên trên thực tế, trải qua từng giai đoạn nuôi con, các loại thực phẩm mẹ ăn hay các loại thuốc mẹ uống cũng đều ảnh hưởng nhất định tới màu sắc sữa mẹ. Sữa mẹ do vậy sẽ có những màu sắc khác nhau mà chỉ bà mẹ đang cho con bú mới hiểu rõ nhất. Vậy, màu sữa mẹ như thế nào là tốt.
Nhìn chung, ngoài màu sắc, sữa mẹ nào cũng được xem là bình thường khi có mùi thơm đặc trưng, vị nhạt, không quá mặn hoặc ngọt. Đặc biệt, khi trẻ mới chào đời, nguồn sữa mẹ lúc này tương đối đặc và thơm, sau đó sẽ bắt đầu lỏng dần vào những ngày tiếp theo. Sữa mẹ hoàn toàn không giống với sữa bò, sữa dê hay bất kỳ loại sữa công thức nào khác. Do đó, chúng ta không thể so sánh và dựa trên các dạng sữa này mà đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt hay sữa mẹ màu gì sẽ tốt cho bé.
Sữa mẹ có màu gì luôn là vấn đề được các bà mẹ quan tâm
Sữa mẹ màu gì là ‘bình thường’?
Thông thường, sữa mẹ sẽ có màu ngả vàng hoặc hơi trắng đục. Thế nhưng, điều này không chuẩn xác hoàn toàn bởi sữa mẹ sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian, theo thời điểm trong ngày và quan trọng hơn là những thực phẩm mà người mẹ ăn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, màu sắc sữa mẹ sẽ chuyển biến nhanh chóng như sau:
- Sữa non: Màu sữa mẹ ở cuối của thai kỳ và ở ngày đầu tiên sau khi sinh. Bởi trong sữa non có chứa rất nhiều beta-carotene nên sữa mẹ lúc này có màu vàng nhạt hoặc cam là phổ biến.
- Sữa chuyển tiếp: Là sữa trong giai đoạn tiếp theo của sữa non. Lúc này, sữa mẹ đã tăng lên về số lượng cũng như biến chuyển về màu sắc, từ vàng sang trắng.
- Sữa trưởng thành: Khoảng hai tuần sau sinh, sữa mẹ được coi là sữa trưởng thành. Lượng sữa đầu trong một ngày thường có màu xanh non, xanh nhạt hoặc ngả sang màu trắng trong. Tuy nhiên trong những lần bú sau trong ngày, sữa mẹ chuyển đậm dần và đổi thành màu trắng hoặc vàng đục (còn gọi là sữa cuối).
Có thể thấy, màu sữa mẹ như thế nào là tốt sẽ còn phụ thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau. Sữa mẹ màu trắng, màu vàng hay xanh non, xanh nhạt cũng đều được xem là bình thường nếu màu sắc tương ứng với từng thời điểm liệt kê ở trên. Do đó, khi sữa mẹ của bạn có màu sắc khác thường, đừng lo lắng! Sữa mẹ thay đổi màu sắc là điều bình thường. Sữa mẹ có màu xanh không đồng nghĩa rằng bạn đang mất sữa hay sữa kém chất lượng đi. Sữa mẹ luôn là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Màu của sữa mẹ như thế nào là tốt?
Sữa mẹ có màu gì là tốt, mùi vị ra sao là chuẩn, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng vị nhạt, mùi thơm mát và màu vàng, trắng của sữa mẹ sẽ được xem là tiêu chuẩn. Tuy nhiên, sữa mẹ thế nào là tốt còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống của từng bữa ăn, thời điểm và cơ địa của mỗi người mẹ. Đối với phụ nữ đang cho con bú, nên bổ sung một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với một thói quen sinh hoạt hợp lý cũng như nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường tiết sữa cho bé. Cho dù sữa mẹ có màu gì và hương vị ra sao, thì nó vẫn là nguồn thức ăn tuyệt vời nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Do vậy, nên cho bé bú mẹ hoàn toàn, đặc biệt là đối với bé dưới 6 tháng tuổi.
Sữa mẹ có đổi màu được không?
Khi cơ thể người mẹ chuyển từ sản xuất sữa non sang sữa chuyển tiếp rồi sữa trưởng thành, màu sắc sữa mẹ có thể chuyển từ màu vàng, hơi cam sang màu trắng, hơi xanh. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng mà chỉ đơn giản là do thành phần của sữa mẹ đã thay đổi.
Sữa trưởng thành cũng có thể thay đổi màu sắc. Thông thường, một màu của sữa mẹ sẽ liên quan đến việc ăn một loại thực phẩm nhất định hoặc dùng chất bổ sung như thuốc. Hiện tượng này thường không có gì đáng lo ngại và sẽ trở lại bình thường trong vòng vài ngày.
Màu của sữa mẹ cũng có thể chuyển sang hơi hồng hoặc hơi nâu. Đây thường là dấu hiệu của máu trong sữa, thường là do núm vú của mẹ bị nứt hoặc do cơ thể tăng lưu lượng máu đến vú, cả hai trường hợp này đều có thể xảy ra sớm khi cho bé bú. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của cơ thể mẹ cũng có thể gây ra sữa có màu như máu.
Màu sắc sữa mẹ thay đổi vì sao?
Nếu sữa mẹ có bất kỳ màu nào khác ngoài màu trắng hoặc hơi xanh, thì dưới đây là tóm tắt các nguyên nhân phổ biến:
Cam vàng Xanh lá Hồng/đỏ Màu đen
- Ăn cà rốt, bí và các loại rau có màu vàng / cam
- Sữa mẹ trữ đông
- Uống soda cam hoặc đồ uống có màu cam
- Ăn hoặc uống thức ăn và đồ uống có màu xanh lá cây
- Ăn hoặc uống thực phẩm và đồ uống có màu đỏ
- Nứt núm vú hoặc vỡ mao mạch
- Thuốc
- Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất
1. Sữa mẹ có màu vàng
Sữa mẹ màu vàng có tốt không? Tốt. Màu sữa mẹ chuyển màu vàng thường có 3 trường hợp sau đây:
- Sữa non: Nếu mới sinh con, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy sữa mẹ đặc sệt và màu vàng hơn là sữa trắng. Điều này là hoàn toàn bình thường, có rất nhiều người mẹ tiết ra sữa màu vàng trong vài ngày đầu sau khi sinh. Đây được gọi là sữa non, hay sữa đầu, vì đó là sữa đầu tiên mà cơ thể người mẹ sản xuất sau khi sinh. Sữa non rất giàu kháng thể và thường có dạng đặc hơn, cơ thể mẹ sẽ sản xuất sữa non trong tối đa 5 ngày sau khi sinh.
- Chế độ ăn: Cơ thể người mẹ vẫn có thể tiếp tục tiết ra sữa mẹ màu vàng thậm chí vài tháng sau khi cho con bú lần đầu tiên. Đặc biệt nếu bạn ăn thực phẩm có màu vàng hoặc cam như cà rốt hoặc khoai lang, thì màu của sữa mẹ rất dễ chuyển vàng.
- Sữa mẹ trữ đông: Điều quan trọng cần lưu ý là màu sắc sữa mẹ có thể thay đổi sau khi trải qua quá trình đông lạnh. Lúc đầu, sữa mẹ có thể có màu trắng, sau đó sẽ chuyển sang màu hơi vàng khi trữ đông. Điều này là hoàn toàn bình thường và không cho thấy nguồn sữa của mẹ có vấn đề. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên để sữa mẹ quá lâu trong tủ trữ đông. Sữa mẹ sau khi vắt có thể trữ đông được tối đa là 2 tuần. (1)
Màu của sữa mẹ có thể chuyển sang cam vàng nếu dùng quá nhiều cà rốt
2. Sữa mẹ có màu trắng
Màu trắng là màu mà hầu hết mọi bà mẹ đều mong đợi nhìn thấy khi cho con bú. Tuy nhiên, điều thú vị là cơ thể mẹ thường không sản xuất sữa mẹ màu trắng cho đến vài ngày sau khi sinh. Điều này xảy ra khi sữa chuyển từ sữa đầu (sữa non) sang sữa trưởng thành. Nguồn sữa cũng sẽ tăng lên trong thời gian này và duy trì như vậy trong 2 tuần đầu sau khi sinh.
Với mỗi người mẹ thì đặc điểm màu sữa mẹ cũng khác nhau, vì vậy trong quá trình chuyển đổi này, sữa mẹ có thể chuyển từ màu vàng đậm sang màu vàng nhạt, hoặc từ màu vàng nhạt sang màu trắng hoàn toàn.
3. Sữa mẹ có màu xanh
Màu sắc sữa mẹ hơi xanh hoàn toàn là hiện tượng bình thường. Màu hơi xanh thường dễ nhận thấy khi bắt đầu cho con bú. Sữa này loãng hơn và chứa ít chất béo hơn, nhiều chất điện giải hơn. Về cuối cữ cho con bú hoặc hút sữa, sữa sẽ trở nên đặc hơn và chứa nhiều chất béo hơn, dẫn đến màu trắng kem hoặc hơi vàng.
Nếu đã từng nhận thấy rằng sữa bò tách béo mua ở cửa hàng có thể có màu hơi xanh, đó là vì những lý do tương tự – ít chất béo hơn.
4. Sữa mẹ có màu hồng hoặc hơi đỏ
Sữa mẹ hồng hoặc hỏi đỏ có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau đây:
- Chế độ ăn: Sữa mẹ có màu hồng hoặc hơi đỏ có thể do những gì mẹ đã ăn uống. Tương tự như việc ăn hoặc uống thứ gì đó có màu xanh lá cây, tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có màu đỏ như sinh tố dâu tây, củ cải đường và thực phẩm có chứa thuốc nhuộm nhân tạo màu đỏ, đều có thể làm thay đổi màu sắc sữa mẹ sang màu hồng.
- Máu: Theo các chuyên gia, một lượng nhỏ máu trong sữa mẹ có thể gây ra sự thay đổi màu sắc sữa mẹ. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng là nguyên nhân chính. Mẹ có thể bị nứt núm vú chảy máu hoặc vỡ mao mạch ở vú. Trong cả hai trường hợp này, máu sẽ ngừng chảy khi cơ thể bạn hồi phục. Trong thời gian chờ đợi, bạn không cần phải ngừng cho con bú hoặc hút sữa. Tuy nhiên, nếu sữa của bạn không trở lại màu bình thường sau một vài ngày, hãy đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể bởi máu trong sữa mẹ cũng là một dấu hiệu của nhiễm trùng vú.
5. Sữa mẹ có màu đen
Nếu màu sữa mẹ giống màu đen hoặc nâu và bạn đang dùng thuốc, trong hầu hết các trường hợp, có thể đó chính là tác dụng phụ của thuốc. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn dùng thuốc kháng sinh minocycline (Minocin). (2)
Trước khi dùng minocycline hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế biết rằng bạn đang cho con bú. Một số loại thuốc hoàn toàn an toàn mặc dù chúng có khả năng làm thay đổi màu sắc sữa mẹ, trong khi những loại khác có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú.
Màu sắc sữa mẹ khác thường: Khi nào đến gặp bác sĩ?
Thông thường, bạn chỉ cần đến gặp bác sĩ nếu sữa mẹ có màu đỏ hồng hoặc hơi hồng và hiện tượng này không cải thiện sau thời gian dài. Núm vú bị nứt hoặc mao mạch bị vỡ thường sẽ lành lại sau một vài ngày, lúc này màu sữa mẹ sẽ trở lại bình thường. (3)
Nếu mẹ tiếp tục tiết ra sữa màu đỏ hoặc hồng, điều này có thể cho thấy một vấn đề khác như nhiễm trùng vú hoặc ung thư vú. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu sữa tiết ra có màu đen hoặc nâu, để đảm bảo rằng thuốc và các loại chất bổ sung mà mẹ đang sử dụng là an toàn để khi cho con bú.
Nutrihome với công nghệ phân tích thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ hiện đại nhất hiện nay
Trên đây là những kiến thức bổ ích, cần thiết về sữa mẹ có màu gì và những màu sắc sữa mẹ thường gặp mà Nutrihome muốn chia sẻ đến các bà mẹ đang trong quá trình cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ. Mong rằng thông qua bài viết này, các bà mẹ sẽ nắm vững những kiến thức hữu ích để hành trành nuôi con bằng sữa mẹ đạt được hiệu quả cao nhất.