Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? 6 điều lưu ý ở tuần … – Aplicaps

Cân nặng và chiều cao của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng mà các bà mẹ luôn quan tâm. Một trong các thắc mắc “thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không” được các mẹ hỏi rất nhiều trên diễn đàn sức khỏe. Để giải đáp thắc mắc cho điều này, mời các bạn cùng Aplicaps đón xem nội dung bài viết bên dưới nhé.

Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? Cân nặng tốt nhất

Thai nhi tuần 34 nặng 2kg là hơi nhỏ, tuy nhiên điều này không đáng lo ngại. Vì cân nặng của bé vẫn nằm trong giới hạn cân nặng chuẩn 1,9 -2,6 kilogam của WHO đưa ra.

Nguyên nhân: Tất cả thai nhi đều có tốc độ phát triển khác nhau, do đó khi siêu âm ở tuần 34 em bé có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với mức tăng trưởng bình thường. Thông thường, thai nhi ở tuần 34 sẽ có cân nặng dao động trong khoảng 1.9 kg đến 2.6 kg và có chiều dài là 45cm. Trung bình cân nặng của một em bé ở tuần 34 là 2.4kg. [1]Is 2 kg’s at 34 weeks too small?. Truy cập ngày 27/12/2022. https://www.babycenter.com.au/thread/1051463/is-2-kgs-at-34-weeks-too-small.

Bên cạnh việc theo dõi cân nặng của bé, các mẹ cũng cần lưu ý đến các chỉ số phát triển khác như dưới đây:

  • Chiều dài xương mũi (NBL) của thai nhi tuần 34: 4.5mm trở lên là bình thường.
  • Chiều dài xương đùi (FL) của thai nhi: Khoảng từ 60mm đến 72mm.
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) của thai nhi: Khoảng từ 79mm đến 91mm.
  • Chu vi vòng đầu (HC) của thai nhi: Khoảng 277mm đến 326mm.
  • Chu vi vòng bụng (AC) của thai nhi: Khoảng 277mm đến 326m.
Trung bình cân nặng của một em bé trong tuần 34 là 2.4kg

Bảng tính cân nặng thai nhi theo tuần 34 đến tuần 40 mới nhất

Trong thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai, sự phát triển của thai nhi luôn là đề tài mà các mẹ bầu quan tâm. Một trong những tiêu chí đầu tiên để biết được thai nhi có phát triển bình thường và khỏe mạnh hay không đó chính là cân nặng.

Dựa vào bảng cân nặng của thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO và cân nặng ước tính thực tế. Các mẹ sẽ dễ dàng so sánh và biết được con mình đang phát triển nhanh hay chậm so với tuổi thai. Từ đó, các mẹ có thể điều chỉnh được chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Sao cho phù hợp nhất để đảm bảo thai nhi phát triển một cách bình thường. Dưới đây là bảng tính cân nặng thai nhi theo tuần 34 đến tuần 40 mới nhất.

Tuần tuổi Chiều dài Cân nặng Tuần 34 45.0 cm 2.146 gam Tuần 35 46.2 cm 2.383 gam Tuần 36 47.4 cm 2.622 gam Tuần 37 48.6 cm 2.859 gam Tuần 38 49.8 cm 3.083 gam Tuần 39 50.7 cm 3.288 gam Tuần 40 51.2 cm 3.462 gam

Các mẹ nên theo dõi cân nặng của bé theo bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

Những điều cần lưu ý khi thai đạt 34 tuần tuổi

Thai nhi khi đã đạt 34 tuần tuổi thì đã có những bộ phận, cơ quan nào hoạt động được? Dưới đây là một số các bộ phận thay đổi ở em bé trong tuần 34 mà các mẹ cần lưu ý.

Thai 34 đã quay đầu hay chưa?

Thông thường, thai nhi sẽ quay đầu trong khoảng thời gian từ tuần 32 tuần 37. Thời điểm quay đầu ở mỗi thai nhi là khác nhau và tùy thuộc vào số lần đã mang thai hay cơ địa của người mẹ. Do vậy, nếu thai nhi tuần 34 chưa quay đầu thì mẹ cũng không cần phải lo lắng nhé. Từ tuần này trở đi, các mẹ hãy thực hiện chế độ nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Gan và thận

Thai nhi ở tuần thứ 34 không chỉ phát triển về các chỉ số cân nặng, chiều dài mà lúc này gan và thận cũng đã phát triển hoàn thiện. Ở tuần thứ 34 thể chất của bé đều được phát triển toàn diện, thời gian còn lại trong bụng mẹ bé chủ yếu là tăng cân.

Hệ hô hấp

Như đã nói ở trên, trong giai đoạn của tuần thứ 34 hệ tiêu hóa và hệ hô hấp của thai nhi đã được hoàn thiện. Nếu bé chào đời ở tuần 34 thì bé có thể tự hô hấp mà không cần phải nằm lồng kính hay chăm sóc đặc biệt. Bé cũng có thể tự bú mẹ một cách dễ dàng.

Hệ xương và miễn dịch

Sự phát triển về cân nặng của bé tại tuần 34 cũng ảnh hưởng đến hệ xương và hệ miễn dịch của bé. Hệ xương của bé ngày càng cứng cáp hơn, tuy nhiên xương trong hộp sọ vẫn sẽ mềm cho đến khi bé được chào đời.

Bé đã nhận biết giọng nói

Một trong những sự phát triển rất thú vị của thai nhi trong tuần 34. Đó là bé đã nhận biết giọng nói hay những lời hát quen thuộc. Bé có khả năng này nhờ vào sự phát triển của thính giác dẫn đến não. Việc cho bé nghe những bản nhạc du dương cũng giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi chào đời. Các mẹ cũng nên trò chuyện, tâm sự hoặc hát cho bé nghe mỗi ngày để tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé.

Từ tuần 34 trở đi em bé có thể nhận biết giọng nói thông qua trò chuyện và nghe nhạc

Tinh hoàn di chuyển xuống

Nếu bé nhà bạn là con trai thì trong tuần 32 đến tuần 34 tinh hoàn của bé sẽ di chuyển từ bụng qua bẹn và đến bìu.

Lưu ý giúp bé 34 tuần tuổi phát triển bình thường

Nếu các mẹ mang thai ở 34 tuần nghĩa là đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ, như vậy chỉ còn hơn 1 tháng nữa là con yêu sẽ chào đời. [2]Baby development at 34 weeks. Truy cập ngày 27/12/2022 https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/34-weeks-pregnant

Lúc này, các mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt để em bé phát triển bình thường. Đồng thời mẹ cũng có sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị cho việc lâm bồn.

Chế độ ăn tuần 34 cho bà bầu

Trong giai đoạn của 3 tháng cuối thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng cần phải đầy đủ. Bởi lúc này em bé sẽ cần nhiều dưỡng chất hơn để phát triển về cân nặng, chiều dài cũng như hệ xương. Mẹ bầu cần phải bổ sung các chất dưới đây.

Thực phẩm giàu sắt: Ở tuần 34 các mẹ sẽ thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, do đó đừng quên bổ sung các sản phẩm giàu sắt. Bởi sắt có vai trò quan trọng, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng. Vì vậy, để con phát triển một cách toàn diện thì cơ thể mẹ cần được cung cấp đủ sắt. Những thực phẩm giàu sắt các mẹ có thể tham khảo bao gồm: Súp lơ xanh, bông cải xanh, thịt bò, các loại hạt,… Nếu mẹ bị thiếu sắt trầm trọng thì cần phải bổ sung thêm cả viên uống sắt để đảm bảo đủ sắt cho cả bé và mẹ.

Thực phẩm nên sử dụng cho bà bầu tuần thứ 34

Ngoài thực phẩm có chứa sắt các mẹ nên bổ sung viên uống sắt trong giai đoạn này

  • Thực phẩm giàu vitamin: Các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại nước ép táo, cam, ổi,… Đều là những thực phẩm cung cấp vitamin dồi dào rất tốt cho mẹ bầu. Trong giai đoạn của tuần 34 trở đi việc cung cấp vitamin sẽ giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và cân nặng. Bên cạnh đó tình trạng táo bón ở mẹ bầu cũng được giảm thiểu đáng kể.
  • Các thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp bé phát triển về cân nặng và thể chất tốt nhất
  • Các thực phẩm chứa nhiều chất đạm: Chất đạm rất quan trọng đối với sự phát triển hệ xương của bé. Đặc biệt, ở tuần 34 bé cần nhiều chất đạm cho sự tăng cân cũng như giúp cơ xương trở nên cứng cáp. Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất đạm như: Trứng gà, sữa tươi, thịt nạc, thịt bò, tôm, cua,…
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi là vi chất không thể thiếu cho mẹ bầu trong suốt cả thai kỳ và sau thai kỳ, đặc biệt là cân nặng của bé trong tuần 34 trở đi. Bổ sung canxi đầy đủ giúp phát triển hệ xương cho bé cứng cáp hơn. Ngoài ra, việc bổ sung canxi sẽ giúp mẹ bầu không bị loãng xương, đau lưng và tránh được tình trạng dễ gãy xương sau sinh.
  • Các nguồn thực phẩm cung cấp dồi dạo lượng canxi cần thiết như: Cá hồi, sữa và các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu,… Bên cạnh đó, các mẹ có thể bổ sung thêm canxi từ các viên uống canxi để tốt cho cả mẹ và bé.

Chế độ sinh hoạt

Từ tuần 34 trở đi cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn có thể sưng tay chân và di chuyển trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, mẹ cần có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong giai đoạn cuối này.

  • Vận động nhẹ nhàng cố gắng ngủ trưa một lúc nếu có thể.
  • Sắp xếp công việc hợp lý không làm việc quá nhiều tại cơ quan cũng như tại nhà.
  • Hãy giữ cho tâm trạng luôn thoải mái tránh trầm cảm trước khi sinh. Nếu cảm thấy lo lắng hay khó chịu thì mẹ nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,… sẽ giúp mẹ được thư giãn tốt hơn, ngủ ngon và dễ sinh hơn.
Hoạt động nhẹ nhàng ở tuần thai thứ 34

Từ tuần 34 trở đi các mẹ nên tập luyện nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi

  • Khi ngủ các mẹ nên nằm nghiêng giúp giảm tình trạng đau lưng và máu cũng sẽ dễ dàng lưu thông đến thai nhi hơn. [3]Week-by-week guide to pregnancy. Truy cập ngày 27/12/2022. https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-34/.
  • Giai đoạn này mẹ cũng đừng quên trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về sinh nở như: Khi nào thì chuyển dạ, phân biệt dịch âm đạo và rỉ ối,… đặc biệt là cách chăm sóc em bé sau sinh.

Với những kiến thức mà Aplicaps chia sẻ ở trên, đã giúp các mẹ trả lời câu hỏi “thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không“. Đồng thời, những thay đổi của bé yêu trong tuần 34 sẽ giúp các mẹ theo dõi sự phát triển của con mình một cách dễ dàng hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cân nặng của bé trong tuần 34. Hãy gọi điện cho chuyên viên tư vấn qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập aplicaps.vn để được giải đáp kỹ hơn nhé.