Váng sữa rất có lợi cho sức khỏe của bé vì hàm lượng chất béo trong váng sữa rất cao. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách cho trẻ ăn váng sữa. Mẹ tham khảo bài viết dưới đây để chăm sóc con tốt hơn nhé!
Váng sữa là gì?
Váng sữa là một chế phẩm được sản xuất từ sữa tươi. Cứ 100kg sữa tươi sẽ sản xuất ra được 1,25kg váng sữa.
Có loại váng sữa có thành phần chính là sữa chiếm 50-60%; có loại nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật như dầu cọ, dầu dừa bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò).
Tỉ lệ chất béo (lipid) trong váng sữa thường chiếm khoảng 50%, tổng năng lượng, chất bột đường (carbohydrate) khoảng 40%, còn chất đạm (protein) chỉ khoảng 6-7%, còn vitamin và khoáng chất thấp.
Váng sữa bổ sung các chất béo chưa no có nguồn gốc thực vật, rất cần thiết để kiến tạo màng tế bào, tổng hợp chất xám của hệ thần kinh cho bé, tổng hợp các hoóc môn thượng thận và sinh dục, hấp thu vận chuyển các sinh chất, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu A, D, E, K…
Không những thế, chất béo còn cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thu vitamin. Chất béo đặc biệt quan trọng với trẻ 2 năm đầu đời vì giúp bé phát triển trí não tối đa.
Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách
Đối với trẻ nhỏ, nguyên tắc khi cho bé mới bắt đầu ăn váng sữa là phải cho ăn từ ít đến nhiều. Không nhất thiết ngày nào cũng ăn vì khi ăn quá nhiều, trẻ có thể bị đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao. Chỉ nên sử dụng như thực phẩm bổ sung cho trẻ.
Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được váng sữa. Nếu cho bé ăn bổ sung quá sớm, có thể dẫn đến nguy cơ trẻ giảm bú sữa mẹ, tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm sức đề kháng, khó tiêu hóa thức ăn.
Trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên, bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng có thể sử dụng váng sữa. Và chỉ nên dùng làm bữa ăn phụ.
Bên cạnh đó, đây là giai đoạn hệ thống các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh bé đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi cần có nguồn năng lượng để quá trình đó diễn ra tốt hơn. Chính vì vậy, việc cho bé ăn váng sữa tại thời điểm này sẽ cung cấp cho bé 70% năng lượng cần thiết đó..
Nếu ăn bổ sung quá muộn, trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ chậm lớn, dễ suy dinh dưỡng, khó tập ăn.
Tuy nhiên, cũng tùy vào cân nặng và khả năng hấp thu của mỗi trẻ khác nhau mà mẹ có thể điều chỉnh liều lượng ít hoặc nhiều để phù hợp cho bé.
Thời điểm trong ngày cho trẻ ăn váng sữa
– Buổi sáng: Buổi sáng thích hợp cho bé ăn để bổ sung năng lượng cho bé cả ngày. Cho bé ăn váng sữa sau bữa ăn sáng.
– Buổi chiều: Sau giấc ngủ trưa bé thường có cảm giác đói bụng và buổi chiều cũng là khoảng thời gian bé hiếu động nhất. Cho nên, ăn váng sữa ngoài việc giúp bé không bị đói, mặt khác cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động của bé hơn.
– Buổi tối: Nhiều mẹ muốn bổ sung dinh dưỡng cho con nhiều nhất có thể nên cho con ăn váng sữa buổi tối. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên vì điều này có thể làm cho bé khó tiêu hóa, làm bé ngủ không ngon giấc, có thể nôn ói, mắc chứng béo phì. Buổi tối nên để cho hệ tiêu hóa của bé được nghỉ ngơi.
Những trường hợp không nên cho trẻ ăn váng sữa
Trẻ dưới 6 tháng
Trẻ thừa cân, đang bị tiêu chảy, dị ứng với sữa bò,…
Cho trẻ ăn quá nhiều, gây đầy bụng, tiêu chảy cho hàm lượng chất béo quá cao.
Cho trẻ ăn trước bữa ăn
Cho trẻ ăn váng sữa thay thế sữa mẹ
Váng sữa có năng lượng cao nên lạm dụng cho trẻ thừa cân sẽ khiến bé càng tăng cân dẫn đến béo phì và các bệnh mãn tính khác.
Sai lầm cần tránh khi bảo quản váng sữa
Váng sữa rất dễ bị hỏng nên cần bảo quàn trong tủ lạnh. Tuy nhiên, không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh, vì khi mở cửa tủ thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định. Sau khi mua, nên sử dụng càng sớm càng tốt, chú ý xem hạn sử dụng trên hộp.
Hy vọng với những kiến thức trên, Khỏe Đẹp có thể giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và mau lớn!
Xem thêm: 20 mẹo trị bệnh vặt cho trẻ mẹ bỉm sữa không nên bỏ lỡ
Cho trẻ ăn váng sữa như thế nào là đúng? – Khỏe Đẹp
Váng sữa rất có lợi cho sức khỏe của bé vì hàm lượng chất béo trong váng sữa rất cao. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách cho trẻ ăn váng sữa. Mẹ tham khảo bài viết dưới đây để chăm sóc con tốt hơn nhé!
Váng sữa là gì?
Váng sữa là một chế phẩm được sản xuất từ sữa tươi. Cứ 100kg sữa tươi sẽ sản xuất ra được 1,25kg váng sữa.
Có loại váng sữa có thành phần chính là sữa chiếm 50-60%; có loại nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật như dầu cọ, dầu dừa bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò).
Tỉ lệ chất béo (lipid) trong váng sữa thường chiếm khoảng 50%, tổng năng lượng, chất bột đường (carbohydrate) khoảng 40%, còn chất đạm (protein) chỉ khoảng 6-7%, còn vitamin và khoáng chất thấp.
Váng sữa bổ sung các chất béo chưa no có nguồn gốc thực vật, rất cần thiết để kiến tạo màng tế bào, tổng hợp chất xám của hệ thần kinh cho bé, tổng hợp các hoóc môn thượng thận và sinh dục, hấp thu vận chuyển các sinh chất, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu A, D, E, K…
Không những thế, chất béo còn cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thu vitamin. Chất béo đặc biệt quan trọng với trẻ 2 năm đầu đời vì giúp bé phát triển trí não tối đa.
Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách
Đối với trẻ nhỏ, nguyên tắc khi cho bé mới bắt đầu ăn váng sữa là phải cho ăn từ ít đến nhiều. Không nhất thiết ngày nào cũng ăn vì khi ăn quá nhiều, trẻ có thể bị đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao. Chỉ nên sử dụng như thực phẩm bổ sung cho trẻ.
Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được váng sữa. Nếu cho bé ăn bổ sung quá sớm, có thể dẫn đến nguy cơ trẻ giảm bú sữa mẹ, tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm sức đề kháng, khó tiêu hóa thức ăn.
Trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên, bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng có thể sử dụng váng sữa. Và chỉ nên dùng làm bữa ăn phụ.
Bên cạnh đó, đây là giai đoạn hệ thống các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh bé đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi cần có nguồn năng lượng để quá trình đó diễn ra tốt hơn. Chính vì vậy, việc cho bé ăn váng sữa tại thời điểm này sẽ cung cấp cho bé 70% năng lượng cần thiết đó..
Nếu ăn bổ sung quá muộn, trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ chậm lớn, dễ suy dinh dưỡng, khó tập ăn.
Tuy nhiên, cũng tùy vào cân nặng và khả năng hấp thu của mỗi trẻ khác nhau mà mẹ có thể điều chỉnh liều lượng ít hoặc nhiều để phù hợp cho bé.
Thời điểm trong ngày cho trẻ ăn váng sữa
– Buổi sáng: Buổi sáng thích hợp cho bé ăn để bổ sung năng lượng cho bé cả ngày. Cho bé ăn váng sữa sau bữa ăn sáng.
– Buổi chiều: Sau giấc ngủ trưa bé thường có cảm giác đói bụng và buổi chiều cũng là khoảng thời gian bé hiếu động nhất. Cho nên, ăn váng sữa ngoài việc giúp bé không bị đói, mặt khác cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động của bé hơn.
– Buổi tối: Nhiều mẹ muốn bổ sung dinh dưỡng cho con nhiều nhất có thể nên cho con ăn váng sữa buổi tối. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên vì điều này có thể làm cho bé khó tiêu hóa, làm bé ngủ không ngon giấc, có thể nôn ói, mắc chứng béo phì. Buổi tối nên để cho hệ tiêu hóa của bé được nghỉ ngơi.
Những trường hợp không nên cho trẻ ăn váng sữa
Trẻ dưới 6 tháng
Trẻ thừa cân, đang bị tiêu chảy, dị ứng với sữa bò,…
Cho trẻ ăn quá nhiều, gây đầy bụng, tiêu chảy cho hàm lượng chất béo quá cao.
Cho trẻ ăn trước bữa ăn
Cho trẻ ăn váng sữa thay thế sữa mẹ
Váng sữa có năng lượng cao nên lạm dụng cho trẻ thừa cân sẽ khiến bé càng tăng cân dẫn đến béo phì và các bệnh mãn tính khác.
Sai lầm cần tránh khi bảo quản váng sữa
Váng sữa rất dễ bị hỏng nên cần bảo quàn trong tủ lạnh. Tuy nhiên, không nên để váng sữa ở bên cánh cửa tủ lạnh, vì khi mở cửa tủ thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định. Sau khi mua, nên sử dụng càng sớm càng tốt, chú ý xem hạn sử dụng trên hộp.
Hy vọng với những kiến thức trên, Khỏe Đẹp có thể giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và mau lớn!
Xem thêm: 20 mẹo trị bệnh vặt cho trẻ mẹ bỉm sữa không nên bỏ lỡ
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi