Bé 8 tháng ăn được gì? Mách mẹ 5 món ăn giàu dinh dưỡng cho bé

1. Bé 8 tháng tuổi ăn được gì và nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em nên được duy trì bú sữa mẹ ít nhất đến 2 tuổi. Vì vậy, giai đoạn trẻ 8 tháng tuổi vẫn rất cần nguồn dinh dưỡng chất lượng từ sữa mẹ, kết hợp với sữa công thức bổ sung và chế độ ăn dặm phù hợp.

Hệ tiêu hóa của trẻ 8 tháng tuổi đã bắt đầu ổn định hơn nên nhu cầu dinh dưỡng ở bé cũng ngày càng tăng lên. Lúc này, mẹ cần cung cấp cho trẻ khoảng 500ml sữa/ngày từ sữa mẹ hoặc kết hợp sữa công thức cho bé 8 tháng. Song song với đó, mỗi ngày mẹ cần kết hợp cho bé ăn dặm từ 2 – 3 bữa ăn bằng bột hoặc cháo xay, rau củ quả nghiền…

Để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con 8 tháng tuổi, chắc hẳn các mẹ không khỏi thắc mắc bé 8 tháng tuổi ăn được gì. Ngoài nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, bé 8 tháng đã có thể ăn dặm từ chất lỏng chuyển dần sang dạng đặc hơn. Thực đơn dinh dưỡng của trẻ thường được đa dạng các loại thức ăn giàu dưỡng chất như cháo, rau củ nghiền, thịt bò, thịt heo, cá, trứng, phô mai, sữa chua…

Tốt hơn hết, mẹ nên cho con ăn dặm với cháo, bột và các thực phẩm xay nhuyễn kể trên để trẻ dễ hấp thụ dưỡng chất trong thức ăn. Theo đó, chế độ ăn uống của trẻ cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất, như:

• Tinh bột: Bánh mì, gạo, bột ăn liền…

• Chất béo: Dầu gấc, phô mai, cheddar cheese hoặc bơ lạt.

• Protein và đạm: Thịt gà, cá hồi, thịt lợn, thịt bò, sữa chua, đậu hũ, lòng đỏ trứng…

• Chất xơ: Cà chua, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, đậu Hà Lan, bí ngòi, củ cải, khoai tây, khoai lang, tỏi tây, hành tây.

• Các loại vitamin và khoáng chất: Các loại rau xanh và trái cây như táo, nho, lê, cam, chuối, bơ…

trẻ 8 tháng ăn được gì

2. Gợi ý 5 món ăn đầy đủ dưỡng chất cho bé 8 tháng tuổi

Để bổ sung dinh dưỡng hằng ngày cho bé 8 tháng tuổi phát triển tốt hơn, các mẹ nên bổ sung thêm 5 món ăn đầy đủ dưỡng chất dưới đây vào các bữa ăn chính của bé yêu.

2.1. Cháo thịt heo và nấm rơm

Cháo thịt heo nấm rơm là món ăn dặm giàu dinh dưỡng, dễ ăn và phù hợp với tất cả trẻ em trên khắp Việt Nam. Hơn nữa, nấm rơm là loại nấm lành, không chứa độc tính nên rất giàu dinh dưỡng khi kết hợp với các loại thịt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20g gạo ngon

20g nấm rơm

30g thịt heo lấy phần nạc, không lấy mỡ

200ml nước dùng rau củ hoặc nước lọc

1 thìa dầu ăn cho bé

Cách chế biến cháo thịt heo nấm rơm:

Gạo ngon vo 3 lần qua nước sạch, thêm 200ml nước dùng rau củ vào nồi ninh nhừ.

Nấm rơm cắt bớt phần chân, rửa sạch với nước có pha một ít muống, vắt ráo nước rồi cắt thật nhỏ.

Thịt nạc rửa qua nước sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với nấm rơm và 1 thìa dầu ăn để thơm hơn.

Khi cháo đã sôi lên thì cho hỗn hợp thịt và nấm rơm xay vào nấu đến khi cháo nhừ hẳn.

Để cháo thật nguội rồi múc ra bát cho bé thưởng thức.

Lưu ý: Với trẻ chưa ăn được cháo hơi đặc, mẹ có thể cho cháo vừa nấu xong vào máy xay một lần nữa để hỗn hợp mịn và nhuyễn hơn cho bé dễ nuốt.

2.2. Cháo thịt bò rau chùm ngây

Món cháo ăn dặm từ 2 nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng rất cao là thịt bò và rau chùm ngây cực kì bổ dưỡng cho bé. Thịt bò chứa nhiều vitamin và protein kết hợp với rau chùm ngây có hàm lượng khoáng chất cao gấp nhiều lần những loại rau khác sẽ là cứu cánh cho trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi.

>> Xem thêm: Những loại rau trị táo bón cho trẻ hiệu quả

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20g gạo ngon

20g thịt bò

20g rau chum ngây

200ml nước dùng rau củ hoặc nước lọc

1 thìa dầu ăn cho bé

Cách chế biến cháo thịt bò rau chùm ngây:

Gạo ngon đem vo 3 lần qua nước sạch, sau đó thêm 200ml nước dùng rau củ vào nồi ninh nhừ.

Thịt bò rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn cùng với 1 thìa dầu ăn. Sau đó, bắt bếp xào sơ thịt bò.

Rau chùm ngây tuốt lấy phần lá rồi đem ngâm với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.

Khi cháo đã nhừ, cho thịt bò và rau chùm ngây xay nhuyễn vào đảo đều cho sôi lên một lần nữa rồi tắt bếp để nguội.

Múc cháo ra chén cho bớt nóng rồi mới cho bé thưởng thức.

trẻ 8 tháng ăn được thức ăn gì

2.3. Cháo cá hồi phô mai

Đây là món cháo chứa nhiều chất dinh dưỡng như DHA, DPA, protein, lipid, vitamin D, canxi và các khoáng chất… rất tốt cho sự phát triển trí não của bé. Bên cạnh đó, cháo cá hồi phô mai còn giúp trẻ 8 tháng tuổi ngon miệng hơn, tiêu hóa dễ dàng hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20g gạo ngon

20g thịt cá hồi phile

200ml nước dùng rau củ hoặc nước lọc

20g phô mai cho em bé

1 thìa dầu ăn

Cách chế biến món cháo cá hồi phô mai:

Gạo ngon đem vo 3 lần qua nước sạch, sau đó thêm 200ml nước dùng rau củ vào nồi ninh nhừ.

Cá hồi nên chọn loại phi lê sẵn, khi chế biến nên cẩn thận xem còn sót xương cá không. Sau đó rửa bằng chanh hoặc sữa tươi để khử mùi tanh, rồi rửa lại với nước đem xay nhuyễn.

Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu vào và xào sơ phần thịt cá. Mẹ có thể đem thịt cá đi hấp thay vì xào cũng được.

Khi cháo đã nhừ, cho thịt cá vào nấu thêm 3-5 phút nữa rồi tắt bếp. Sau đó mới cho phô mai vào.

Múc cháo ra chén và cho bé ăn khi còn ấm.

Lưu ý:Mẹ không nên cho phô mai vào lúc cháo đang sôi sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

2.4. Cháo thịt heo cải ngọt

Cháo thịt heo cải ngọt cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho bé ăn dặm như protein, đạm, vitamin B1, axit pamic, chất xơ… rất tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20g gạo ngon

20g cải bó xôi

30g thịt heo lấy phần nạc, không lấy mỡ

200ml nước dùng rau củ hoặc nước lọc

1 thìa dầu ăn cho bé

Cách chế biến món ăn:

Gạo ngon đem vo 3 lần qua nước sạch, thêm 200ml nước dùng rau củ vào nồi ninh nhừ.

Thịt nạc rửa qua nước sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp đó, bật bếp lên xào cùng với 1 thìa dầu ăn cho chin hẳn.

Rau bó xôi rửa sạch rồi đem xay hoặc giã nhuyễn để vắt lấy nước cốt.

Khi cháo đã nhừ, cho thịt và rau vào nấu tiếp cho đến khi cháo sôi lên là được.

Để cháo thật nguội rồi múc ra bát cho bé thưởng thức.

2.5. Cháo cá thu bí đỏ

Bí đỏ kết hợp với cá thu sẽ tạo nên vị ngọt tự nhiên cho món ăn dặm của trẻ, giúp bé dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, 2 nguyên liệu chinh này còn chứa các chất giúp cải thiện thị giác, tốt cho tim mạch và giúp bé cải thiện hệ thống miễn dịch toàn diện.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20g gạo ngon

20g cá thu

20g bí đỏ

200ml nước dùng rau củ hoặc nước lọc

1 thìa dầu ăn cho bé

Cách chế biến món ăn:

Gạo ngon đem vo 3 lần với nước sạch, thêm 200ml nước dùng rau củ vào nồi ninh nhừ.

Cá thu sơ chế sạch, để ráo nước. Bắc lên chảo cho thêm một ít dầu để rán cá cho chín vàng. Để nguội rồi tách lấy phần thịt, bỏ phần xương.

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt nhỏ.

Khi cháo vừa sôi tới thì cho bí đỏ vào tiếp tục ninh đến khi gạo và bí thật nhừ. Cho phần thịt cá thu nồi cháo, đảo đều một lần nữa rồi tắt bếp.

Lưu ý: Mẹ nên cho bé ăn cháo cá thu bí đỏ khi cháo còn nóng sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và đỡ mùi hơn.

lịch ăn dặm cho bé 8 tháng

3. Mẹ không nên cho bé 8 tháng tuổi ăn gì?

Bé cần bổ sung thực phẩm dinh dưỡng nhưng không phải thức ăn nào cũng phù hợp với hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt là gây hại tới sức khỏe của con. Do đó, các mẹ cần lưu ý một số loại thực phẩm bé 8 tháng không nên ăn như:

• Đồ ăn nhiều gia vị: Các thức ăn chứa nhiều muối và đường như thực phẩm đóng hộp, đồ chế biến sẵn, bánh kẹo… sẽ khiến trẻ có cảm giác nhanh no, dễ bị sâu răng và ảnh hưởng đến các chức năng của thận.

• Thực phẩm nhiều calo: Nếu cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều calo ở độ tuổi này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.

• Mật ong: Mật ong chứa hàm lượng đường rất cao và bao gồm cả bào tử Clostridium botulinum- một chất có thể gây ra ngộ độc, hôn mê và táo bón đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong.

• Hải sản: Trong các hải sản có chứa các chất dễ gây ra dị ứng, đặc biệt trẻ nhỏ còn non nớt và hệ miễn dịch còn yếu.

• Sữa bò: Các loại sữa bò có thể gây ảnh hưởng tới các chức năng thận của trẻ 8 tháng tuổi. Do đó, nếu cần bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ thì mẹ có thể lựa chọn sữa công thức phù hợp với tuổi của con.

4. Bé 8 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu là đủ?

8 tháng tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ. Điều mà mẹ nên quan tâm là cải thiện chất lượng bữa ăn của con hơn là chạy theo số lượng vì muốn con tăng cân nhanh. Vì vậy, mẹ cần hiểu rõ và thực hiện chế độ ăn đủ – đúng – dinh dưỡng hợp lý cho con trẻ như:

Ăn 3 bữa chính/ngày kèm theo 1 – 2 bữa phụ.

Thịt/tôm/cá: 50 – 60g.

Gạo tẻ trắng: 50 – 60g.

Rau củ, trái cây: 50 – 60g.

Dầu/mỡ: 15g.

*Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để đánh giá đúng, bố mẹ nên dựa vào thể trạng và sự phát triển của mỗi bé.

trẻ 8 tháng cần bổ sung vitamin gì

5. Một vài chú ý khi cho bé 8 tháng ăn dặm

Khi cho bé 8 tháng ăn dặm, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

Thay đổi thực đơn đa dạng và linh hoạt để bé làm quen với nhiều mùi vị, các loại thực phẩm khác nhau, kích thích ăn uống ngon miệng

Tránh ép bé ăn vì có thể gây ra chứng biếng ăn ở trẻ.

Mẹ có thể dùng nước hầm xương để tăng mùi thơm và hương vị cho món ăn, tuy nhiên cần cho bé ăn cả phần thịt lẫn nước để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Nên tăng dần độ đặc của thức ăn để bé thích nghi dễ dàng hơn.

Hâm thức ăn cho trẻ: Nên hay không?

Nhiều mẹ Việt có thói quen cất trữ thức ăn thừa của bé trong tủ lạnh, sau đó hâm lại cho bé ăn. Thói quen này cực kỳ không tốt bởi nhiệt độ cao trong quá trình hâm thức ăn lại sẽ làm mất đi các vitamin, enzyme, chất chống oxy hóa,…

Điều này cũng tương tự với sữa, khi xử lý nhiệt quá nhiều lần, các dưỡng chất trong sữa cũng bị mất đi. Chính vì thế, các thương hiệu sữa hàng đầu không ngừng phát triển và ứng dụng các công nghệ giúp hạn chế việc xử lý nhiệt khi sản xuất. Trong đó, nổi bật là công nghệ LockNutri – Xử lý nhiệt một lần giúp bảo toàn >90% đạm sữa mềm, nhỏ tự nhiên, hạn chế đạm biến tính.

Như đã đề cập ở đầu bài, song song với chế độ ăn dặm, mẹ đừng quên cho con bú sữa mẹ/sữa công thức để đáp ứng đầy đủ dưỡng chất. Với sữa công thức, mẹ nên chọn sữa có chứa đạm mềm nhỏ, không xử lý nhiệt nhiều lần để giữ trọn vẹn dưỡng chất, giúp con yêu khỏe mạnh hơn từ bên trong.

Friso Gold – sản phẩm sữa công thức tạo nền tảng dinh dưỡng vững chắc, cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe từ những năm tháng đầu đời. Trải qua quy trình xử lý nhiệt 1 lần từ sữa tươi thành sữa bột, Friso Gold bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, tránh tình trạng đạm bị biến tính hay vón cục. Vì thế mà bé tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón và chướng bụng. Thêm nữa, nhờ vào cặp đôi dưỡng chất độc đáo chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides mà trẻ cũng hấp thu dưỡng chất nhanh chóng, phát triển tối ưu và giảm nôn trớ do đầy bụng. Ngoài ra, với nguồn sữa 100% nhập khẩu từ Hà Lan, Friso Gold còn xoa dịu đường ruột non nớt, để con êm bụng, êm giấc và giảm bớt khóc đêm, mẹ nhẹ nhõm yên tâm.

chế độ ăn của bé 8 tháng tuổi

Vừa rồi là những chia sẻ về chế độ dinh dưỡng, an toàn và hợp lý để mẹ cân nhắc bé 8 tháng ăn được gì. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc và cân bằng dinh dưỡng giúp con yêu phát triển vững vàng hơn trong những năm tháng đầu đời.

Bé 8 tháng ăn được gì? Mách mẹ 5 món ăn giàu dinh dưỡng cho bé

1. Bé 8 tháng tuổi ăn được gì và nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em nên được duy trì bú sữa mẹ ít nhất đến 2 tuổi. Vì vậy, giai đoạn trẻ 8 tháng tuổi vẫn rất cần nguồn dinh dưỡng chất lượng từ sữa mẹ, kết hợp với sữa công thức bổ sung và chế độ ăn dặm phù hợp.

Hệ tiêu hóa của trẻ 8 tháng tuổi đã bắt đầu ổn định hơn nên nhu cầu dinh dưỡng ở bé cũng ngày càng tăng lên. Lúc này, mẹ cần cung cấp cho trẻ khoảng 500ml sữa/ngày từ sữa mẹ hoặc kết hợp sữa công thức cho bé 8 tháng. Song song với đó, mỗi ngày mẹ cần kết hợp cho bé ăn dặm từ 2 – 3 bữa ăn bằng bột hoặc cháo xay, rau củ quả nghiền…

Để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con 8 tháng tuổi, chắc hẳn các mẹ không khỏi thắc mắc bé 8 tháng tuổi ăn được gì. Ngoài nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, bé 8 tháng đã có thể ăn dặm từ chất lỏng chuyển dần sang dạng đặc hơn. Thực đơn dinh dưỡng của trẻ thường được đa dạng các loại thức ăn giàu dưỡng chất như cháo, rau củ nghiền, thịt bò, thịt heo, cá, trứng, phô mai, sữa chua…

Tốt hơn hết, mẹ nên cho con ăn dặm với cháo, bột và các thực phẩm xay nhuyễn kể trên để trẻ dễ hấp thụ dưỡng chất trong thức ăn. Theo đó, chế độ ăn uống của trẻ cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất, như:

• Tinh bột: Bánh mì, gạo, bột ăn liền…

• Chất béo: Dầu gấc, phô mai, cheddar cheese hoặc bơ lạt.

• Protein và đạm: Thịt gà, cá hồi, thịt lợn, thịt bò, sữa chua, đậu hũ, lòng đỏ trứng…

• Chất xơ: Cà chua, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, đậu Hà Lan, bí ngòi, củ cải, khoai tây, khoai lang, tỏi tây, hành tây.

• Các loại vitamin và khoáng chất: Các loại rau xanh và trái cây như táo, nho, lê, cam, chuối, bơ…

trẻ 8 tháng ăn được gì

2. Gợi ý 5 món ăn đầy đủ dưỡng chất cho bé 8 tháng tuổi

Để bổ sung dinh dưỡng hằng ngày cho bé 8 tháng tuổi phát triển tốt hơn, các mẹ nên bổ sung thêm 5 món ăn đầy đủ dưỡng chất dưới đây vào các bữa ăn chính của bé yêu.

2.1. Cháo thịt heo và nấm rơm

Cháo thịt heo nấm rơm là món ăn dặm giàu dinh dưỡng, dễ ăn và phù hợp với tất cả trẻ em trên khắp Việt Nam. Hơn nữa, nấm rơm là loại nấm lành, không chứa độc tính nên rất giàu dinh dưỡng khi kết hợp với các loại thịt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20g gạo ngon

20g nấm rơm

30g thịt heo lấy phần nạc, không lấy mỡ

200ml nước dùng rau củ hoặc nước lọc

1 thìa dầu ăn cho bé

Cách chế biến cháo thịt heo nấm rơm:

Gạo ngon vo 3 lần qua nước sạch, thêm 200ml nước dùng rau củ vào nồi ninh nhừ.

Nấm rơm cắt bớt phần chân, rửa sạch với nước có pha một ít muống, vắt ráo nước rồi cắt thật nhỏ.

Thịt nạc rửa qua nước sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với nấm rơm và 1 thìa dầu ăn để thơm hơn.

Khi cháo đã sôi lên thì cho hỗn hợp thịt và nấm rơm xay vào nấu đến khi cháo nhừ hẳn.

Để cháo thật nguội rồi múc ra bát cho bé thưởng thức.

Lưu ý: Với trẻ chưa ăn được cháo hơi đặc, mẹ có thể cho cháo vừa nấu xong vào máy xay một lần nữa để hỗn hợp mịn và nhuyễn hơn cho bé dễ nuốt.

2.2. Cháo thịt bò rau chùm ngây

Món cháo ăn dặm từ 2 nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng rất cao là thịt bò và rau chùm ngây cực kì bổ dưỡng cho bé. Thịt bò chứa nhiều vitamin và protein kết hợp với rau chùm ngây có hàm lượng khoáng chất cao gấp nhiều lần những loại rau khác sẽ là cứu cánh cho trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi.

>> Xem thêm: Những loại rau trị táo bón cho trẻ hiệu quả

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20g gạo ngon

20g thịt bò

20g rau chum ngây

200ml nước dùng rau củ hoặc nước lọc

1 thìa dầu ăn cho bé

Cách chế biến cháo thịt bò rau chùm ngây:

Gạo ngon đem vo 3 lần qua nước sạch, sau đó thêm 200ml nước dùng rau củ vào nồi ninh nhừ.

Thịt bò rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn cùng với 1 thìa dầu ăn. Sau đó, bắt bếp xào sơ thịt bò.

Rau chùm ngây tuốt lấy phần lá rồi đem ngâm với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.

Khi cháo đã nhừ, cho thịt bò và rau chùm ngây xay nhuyễn vào đảo đều cho sôi lên một lần nữa rồi tắt bếp để nguội.

Múc cháo ra chén cho bớt nóng rồi mới cho bé thưởng thức.

trẻ 8 tháng ăn được thức ăn gì

2.3. Cháo cá hồi phô mai

Đây là món cháo chứa nhiều chất dinh dưỡng như DHA, DPA, protein, lipid, vitamin D, canxi và các khoáng chất… rất tốt cho sự phát triển trí não của bé. Bên cạnh đó, cháo cá hồi phô mai còn giúp trẻ 8 tháng tuổi ngon miệng hơn, tiêu hóa dễ dàng hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20g gạo ngon

20g thịt cá hồi phile

200ml nước dùng rau củ hoặc nước lọc

20g phô mai cho em bé

1 thìa dầu ăn

Cách chế biến món cháo cá hồi phô mai:

Gạo ngon đem vo 3 lần qua nước sạch, sau đó thêm 200ml nước dùng rau củ vào nồi ninh nhừ.

Cá hồi nên chọn loại phi lê sẵn, khi chế biến nên cẩn thận xem còn sót xương cá không. Sau đó rửa bằng chanh hoặc sữa tươi để khử mùi tanh, rồi rửa lại với nước đem xay nhuyễn.

Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu vào và xào sơ phần thịt cá. Mẹ có thể đem thịt cá đi hấp thay vì xào cũng được.

Khi cháo đã nhừ, cho thịt cá vào nấu thêm 3-5 phút nữa rồi tắt bếp. Sau đó mới cho phô mai vào.

Múc cháo ra chén và cho bé ăn khi còn ấm.

Lưu ý:Mẹ không nên cho phô mai vào lúc cháo đang sôi sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

2.4. Cháo thịt heo cải ngọt

Cháo thịt heo cải ngọt cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho bé ăn dặm như protein, đạm, vitamin B1, axit pamic, chất xơ… rất tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20g gạo ngon

20g cải bó xôi

30g thịt heo lấy phần nạc, không lấy mỡ

200ml nước dùng rau củ hoặc nước lọc

1 thìa dầu ăn cho bé

Cách chế biến món ăn:

Gạo ngon đem vo 3 lần qua nước sạch, thêm 200ml nước dùng rau củ vào nồi ninh nhừ.

Thịt nạc rửa qua nước sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp đó, bật bếp lên xào cùng với 1 thìa dầu ăn cho chin hẳn.

Rau bó xôi rửa sạch rồi đem xay hoặc giã nhuyễn để vắt lấy nước cốt.

Khi cháo đã nhừ, cho thịt và rau vào nấu tiếp cho đến khi cháo sôi lên là được.

Để cháo thật nguội rồi múc ra bát cho bé thưởng thức.

2.5. Cháo cá thu bí đỏ

Bí đỏ kết hợp với cá thu sẽ tạo nên vị ngọt tự nhiên cho món ăn dặm của trẻ, giúp bé dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, 2 nguyên liệu chinh này còn chứa các chất giúp cải thiện thị giác, tốt cho tim mạch và giúp bé cải thiện hệ thống miễn dịch toàn diện.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20g gạo ngon

20g cá thu

20g bí đỏ

200ml nước dùng rau củ hoặc nước lọc

1 thìa dầu ăn cho bé

Cách chế biến món ăn:

Gạo ngon đem vo 3 lần với nước sạch, thêm 200ml nước dùng rau củ vào nồi ninh nhừ.

Cá thu sơ chế sạch, để ráo nước. Bắc lên chảo cho thêm một ít dầu để rán cá cho chín vàng. Để nguội rồi tách lấy phần thịt, bỏ phần xương.

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt nhỏ.

Khi cháo vừa sôi tới thì cho bí đỏ vào tiếp tục ninh đến khi gạo và bí thật nhừ. Cho phần thịt cá thu nồi cháo, đảo đều một lần nữa rồi tắt bếp.

Lưu ý: Mẹ nên cho bé ăn cháo cá thu bí đỏ khi cháo còn nóng sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và đỡ mùi hơn.

lịch ăn dặm cho bé 8 tháng

3. Mẹ không nên cho bé 8 tháng tuổi ăn gì?

Bé cần bổ sung thực phẩm dinh dưỡng nhưng không phải thức ăn nào cũng phù hợp với hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt là gây hại tới sức khỏe của con. Do đó, các mẹ cần lưu ý một số loại thực phẩm bé 8 tháng không nên ăn như:

• Đồ ăn nhiều gia vị: Các thức ăn chứa nhiều muối và đường như thực phẩm đóng hộp, đồ chế biến sẵn, bánh kẹo… sẽ khiến trẻ có cảm giác nhanh no, dễ bị sâu răng và ảnh hưởng đến các chức năng của thận.

• Thực phẩm nhiều calo: Nếu cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều calo ở độ tuổi này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.

• Mật ong: Mật ong chứa hàm lượng đường rất cao và bao gồm cả bào tử Clostridium botulinum- một chất có thể gây ra ngộ độc, hôn mê và táo bón đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong.

• Hải sản: Trong các hải sản có chứa các chất dễ gây ra dị ứng, đặc biệt trẻ nhỏ còn non nớt và hệ miễn dịch còn yếu.

• Sữa bò: Các loại sữa bò có thể gây ảnh hưởng tới các chức năng thận của trẻ 8 tháng tuổi. Do đó, nếu cần bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ thì mẹ có thể lựa chọn sữa công thức phù hợp với tuổi của con.

4. Bé 8 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu là đủ?

8 tháng tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ. Điều mà mẹ nên quan tâm là cải thiện chất lượng bữa ăn của con hơn là chạy theo số lượng vì muốn con tăng cân nhanh. Vì vậy, mẹ cần hiểu rõ và thực hiện chế độ ăn đủ – đúng – dinh dưỡng hợp lý cho con trẻ như:

Ăn 3 bữa chính/ngày kèm theo 1 – 2 bữa phụ.

Thịt/tôm/cá: 50 – 60g.

Gạo tẻ trắng: 50 – 60g.

Rau củ, trái cây: 50 – 60g.

Dầu/mỡ: 15g.

*Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để đánh giá đúng, bố mẹ nên dựa vào thể trạng và sự phát triển của mỗi bé.

trẻ 8 tháng cần bổ sung vitamin gì

5. Một vài chú ý khi cho bé 8 tháng ăn dặm

Khi cho bé 8 tháng ăn dặm, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

Thay đổi thực đơn đa dạng và linh hoạt để bé làm quen với nhiều mùi vị, các loại thực phẩm khác nhau, kích thích ăn uống ngon miệng

Tránh ép bé ăn vì có thể gây ra chứng biếng ăn ở trẻ.

Mẹ có thể dùng nước hầm xương để tăng mùi thơm và hương vị cho món ăn, tuy nhiên cần cho bé ăn cả phần thịt lẫn nước để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Nên tăng dần độ đặc của thức ăn để bé thích nghi dễ dàng hơn.

Hâm thức ăn cho trẻ: Nên hay không?

Nhiều mẹ Việt có thói quen cất trữ thức ăn thừa của bé trong tủ lạnh, sau đó hâm lại cho bé ăn. Thói quen này cực kỳ không tốt bởi nhiệt độ cao trong quá trình hâm thức ăn lại sẽ làm mất đi các vitamin, enzyme, chất chống oxy hóa,…

Điều này cũng tương tự với sữa, khi xử lý nhiệt quá nhiều lần, các dưỡng chất trong sữa cũng bị mất đi. Chính vì thế, các thương hiệu sữa hàng đầu không ngừng phát triển và ứng dụng các công nghệ giúp hạn chế việc xử lý nhiệt khi sản xuất. Trong đó, nổi bật là công nghệ LockNutri – Xử lý nhiệt một lần giúp bảo toàn >90% đạm sữa mềm, nhỏ tự nhiên, hạn chế đạm biến tính.

Như đã đề cập ở đầu bài, song song với chế độ ăn dặm, mẹ đừng quên cho con bú sữa mẹ/sữa công thức để đáp ứng đầy đủ dưỡng chất. Với sữa công thức, mẹ nên chọn sữa có chứa đạm mềm nhỏ, không xử lý nhiệt nhiều lần để giữ trọn vẹn dưỡng chất, giúp con yêu khỏe mạnh hơn từ bên trong.

Friso Gold – sản phẩm sữa công thức tạo nền tảng dinh dưỡng vững chắc, cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe từ những năm tháng đầu đời. Trải qua quy trình xử lý nhiệt 1 lần từ sữa tươi thành sữa bột, Friso Gold bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, tránh tình trạng đạm bị biến tính hay vón cục. Vì thế mà bé tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón và chướng bụng. Thêm nữa, nhờ vào cặp đôi dưỡng chất độc đáo chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides mà trẻ cũng hấp thu dưỡng chất nhanh chóng, phát triển tối ưu và giảm nôn trớ do đầy bụng. Ngoài ra, với nguồn sữa 100% nhập khẩu từ Hà Lan, Friso Gold còn xoa dịu đường ruột non nớt, để con êm bụng, êm giấc và giảm bớt khóc đêm, mẹ nhẹ nhõm yên tâm.

chế độ ăn của bé 8 tháng tuổi

Vừa rồi là những chia sẻ về chế độ dinh dưỡng, an toàn và hợp lý để mẹ cân nhắc bé 8 tháng ăn được gì. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc và cân bằng dinh dưỡng giúp con yêu phát triển vững vàng hơn trong những năm tháng đầu đời.