Trẻ mấy tháng biết nói? Lưu ý những gì khi dạy con tập nói?

Khi biết nói, trẻ sẽ tương tác tốt hơn với mọi người xung quanh và phát triển một cách toàn diện. Do đó, mẹ cần đặc biệt chú ý đến các cột mốc phát triển kỹ năng quan trọng này của trẻ. Vậy trẻ mấy tháng biết nói và khi dạy trẻ tập nói, mẹ cần lưu ý những điều gì?

20/03/2023 | Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ và dấu hiệu trẻ đã ăn no 20/03/2023 | Trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ là tốt nhất? 07/03/2023 | Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài và hướng xử trí 07/03/2023 | Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là do nguyên nhân nào?

1. Trẻ mấy tháng biết nói?

Bé có thể làm quen với âm thanh khi mới chào đời, thậm chí ngay từ khi còn đang trong bụng mẹ. Với thắc mắc “trẻ mấy tháng biết nói”, các chuyên gia giải đáp như sau: Ngay từ khi chào đời, tiếng khóc là âm thanh đầu tiên của trẻ và cũng là cách trẻ bày tỏ khi đói, đi vệ sinh,… Từ 3 đến 4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ‘hóng’ những âm thanh từ môi trường. Sau đó, trẻ tiếp tục tập nói trong khoảng 3 năm đầu đời. Đây chính là khoảng thời gian trẻ tiếp thu và học hỏi rất nhanh chóng. Kỹ năng nói và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ thể hiện rất rõ ràng qua từng cột mốc. Cụ thể như sau:

Trẻ tập nói trong khoảng 3 năm đầu đời

Trẻ tập nói trong khoảng 3 năm đầu đời

– Từ 0 đến 3 tháng tuổi: Trẻ có thể phát ra những âm thanh đơn như “ahh”. Chủ yếu trẻ giao tiếp với cha mẹ bằng tiếng khóc. Trong nhiều tình huống khác nhau, tiếng khóc của trẻ sẽ mang ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn trẻ khóc khi đói, khóc khi mệt,…

– Từ 3 đến 4 tháng tuổi: Trẻ có thể nói bập bẹ. Trẻ bắt đầu biết lắng nghe tiếng trò chuyện quanh mình, và cũng biết phản ứng lại các âm thanh to và lạ bằng cách giật mình.

– Trẻ có thể cảm nhận được người khác gọi tên mình.

– Từ 7 tháng, bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba, lặp nguyên âm là chính.

– Từ 12 đến 15 tháng tuổi: Trẻ có thể hiểu và nói được những từ đôi có nghĩa hơn. Lúc này, trẻ cũng có thể bắt chước được một vài từ mà mẹ nói ra. Thậm chí, bé còn biết cách dùng ngữ điệu và cử chỉ để bày tỏ cảm xúc của mình.

– 16 tháng tuổi: Bé có thể phát âm được các phụ âm và nói được nhiều từ hơn.

– Từ 17 đến 18 tháng tuổi: Vốn từ vựng của bé khoảng 20 từ và có thể nói được những cụm từ đơn giản.

– 24 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, vốn từ vựng của trẻ khoảng 50 đến 100 từ. Bé biết dùng đại từ nhân xưng khi giao tiếp với mọi người xung quanh và có thể nói được những câu ngắn gọn.

– Từ 2 đến 3 năm tuổi: Bé có vốn từ phong phú hơn, khoảng 200 đến 300 từ và có thể nói được cụm từ khoảng 3 đến 6 từ.

– Từ 3 đến 4 năm: Kỹ năng nói của trẻ phát triển tốt và trẻ có thể kể lại cho mẹ một số sự việc khi mẹ không có ở nhà.

2. Dạy trẻ tập nói như thế nào?

Ngoài thắc mắc “trẻ mấy tháng biết nói”, nhiều bà mẹ cũng gặp khó khăn khi dạy trẻ tập nói, dưới đây là một số lưu ý từ chuyên gia.

2.1. Một số nguyên tắc mẹ cần thực hiện khi dạy trẻ tập nói

– Hãy nói với bé càng nhiều càng tốt: Ngay từ khi trẻ chào đời, mẹ đã cần nói chuyện, giao tiếp với mẹ. Hãy nói chuyện với bé bất cứ khi nào, khi cho bé ăn, khi thay tã cho bé, khi tắm cho bé,…

Mẹ trò chuyện khi tắm cho con để giúp trẻ phát triển kỹ năng nói

Mẹ trò chuyện khi tắm cho con để giúp trẻ phát triển kỹ năng nói

– Dùng giọng nói để gây sự chú ý của trẻ: Đây là cách giúp trẻ có thể làm quen với ngôn ngữ và giọng nói của trẻ. Mẹ có thể nhìn con và tăng giảm âm lượng giọng nói để gây sự chú ý từ trẻ.

– Hãy tận dụng những điều trẻ thích: Khi dạy con tập nói, mẹ hãy tập trung về những đồ vật mà con yêu thích để giúp con hào hứng hơn và dễ ghi nhớ tên những đồ vật đó hơn.

– Kích thích trẻ để trẻ trả lời nhiều hơn: Mẹ hãy thể hiện giọng nói và nét mặt phấn khích khi trẻ phát ra âm thanh. Điều này sẽ kích thích trẻ tương tác qua lại với mẹ và phát triển kỹ năng nói nhanh hơn.

– Hát cho bé nghe cũng là cách giúp bé phát triển vốn từ vựng và kỹ năng nghe nói tốt hơn.

2.2. Cách dạy trẻ tập nói theo từng độ tuổi

Ở mỗi độ tuổi, khả năng nói của trẻ sẽ khác nhau. Vì thế, mẹ cần áp dụng những bài tập phù hợp để con có thể phát triển kỹ năng nói một cách nhanh nhất:

– Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Mẹ nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện với bé, hát cho bé nghe, lặp lại những âm thanh của bé,…

– Trẻ từ 6-12 tháng tuổi:

+ Dạy con cách đọc tên các đồ vật để giúp trẻ dễ ghi nhớ hơn.

+ Đọc sách cùng bé để giúp bé phát triển vốn từ vựng.

+ Tập phản xạ cho trẻ bằng trò chơi “ú òa”.

Mẹ nên thường xuyên hát cho con con nghe

Mẹ nên thường xuyên hát cho con con nghe

– Trẻ từ 12-18 tháng tuổi:

+ Mẹ cần chỉnh phát âm cho trẻ để trẻ nói đúng và rõ ràng hơn.

+ Sử dụng nhiều câu hỏi lựa chọn chẳng hạn “con thích quả cam hay quả táo”,… để trẻ nâng cao vốn từ vựng.

+ Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc hoặc đọc sách để con nhanh chóng phát triển kỹ năng nói.

+ Hát hay đọc thơ cùng con để giúp con ghi nhớ từ vựng dễ dàng hơn.

– Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi:

+ Mẹ nên dùng nhiều câu ngắn và nói lại nhiều lần để bé dễ dàng ghi nhớ.

+ Có thể đọc tên đồ vật và yêu cầu bé chỉ vị trí của những đồ vật đó.

+ Nên cho bé vui chơi và nghe truyện. Mẹ không nên cho trẻ xem tivi quá 30 phút mỗi ngày.

– Trẻ từ 2-3 tuổi

+ Hướng dẫn trẻ nói những câu dài hơn.

+ Dạy con về các trường từ vựng để vốn từ của con phong phú hơn.

+ Dạy con về một số từ tượng thanh như cho con xem hình con mèo, đồng thời dạy con từ “meo meo”.

Dạy con tập nói mọi lúc mọi nơi để trẻ phát triển nhanh chóng về từ vựng

Dạy con tập nói mọi lúc mọi nơi để trẻ phát triển nhanh chóng về từ vựng

+ Khi mở đài hoặc tivi cho con xem thì không nên mở với âm lượng quá to để tránh gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

+ Tận dụng lúc bé vui chơi hay giúp mẹ dọn dẹp để có thể nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt.

Nếu bé có biểu hiện chậm nói, mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra thính lực, gặp các bác sĩ chuyên khoa và không nên ép trẻ nói để tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Mọi thắc mắc và có nhu cầu thăm khám cho bé, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Trẻ mấy tháng biết nói? Lưu ý những gì khi dạy con tập nói?

Khi biết nói, trẻ sẽ tương tác tốt hơn với mọi người xung quanh và phát triển một cách toàn diện. Do đó, mẹ cần đặc biệt chú ý đến các cột mốc phát triển kỹ năng quan trọng này của trẻ. Vậy trẻ mấy tháng biết nói và khi dạy trẻ tập nói, mẹ cần lưu ý những điều gì?

20/03/2023 | Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ và dấu hiệu trẻ đã ăn no 20/03/2023 | Trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ là tốt nhất? 07/03/2023 | Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài và hướng xử trí 07/03/2023 | Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là do nguyên nhân nào?

1. Trẻ mấy tháng biết nói?

Bé có thể làm quen với âm thanh khi mới chào đời, thậm chí ngay từ khi còn đang trong bụng mẹ. Với thắc mắc “trẻ mấy tháng biết nói”, các chuyên gia giải đáp như sau: Ngay từ khi chào đời, tiếng khóc là âm thanh đầu tiên của trẻ và cũng là cách trẻ bày tỏ khi đói, đi vệ sinh,… Từ 3 đến 4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ‘hóng’ những âm thanh từ môi trường. Sau đó, trẻ tiếp tục tập nói trong khoảng 3 năm đầu đời. Đây chính là khoảng thời gian trẻ tiếp thu và học hỏi rất nhanh chóng. Kỹ năng nói và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ thể hiện rất rõ ràng qua từng cột mốc. Cụ thể như sau:

Trẻ tập nói trong khoảng 3 năm đầu đời

Trẻ tập nói trong khoảng 3 năm đầu đời

– Từ 0 đến 3 tháng tuổi: Trẻ có thể phát ra những âm thanh đơn như “ahh”. Chủ yếu trẻ giao tiếp với cha mẹ bằng tiếng khóc. Trong nhiều tình huống khác nhau, tiếng khóc của trẻ sẽ mang ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn trẻ khóc khi đói, khóc khi mệt,…

– Từ 3 đến 4 tháng tuổi: Trẻ có thể nói bập bẹ. Trẻ bắt đầu biết lắng nghe tiếng trò chuyện quanh mình, và cũng biết phản ứng lại các âm thanh to và lạ bằng cách giật mình.

– Trẻ có thể cảm nhận được người khác gọi tên mình.

– Từ 7 tháng, bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba, lặp nguyên âm là chính.

– Từ 12 đến 15 tháng tuổi: Trẻ có thể hiểu và nói được những từ đôi có nghĩa hơn. Lúc này, trẻ cũng có thể bắt chước được một vài từ mà mẹ nói ra. Thậm chí, bé còn biết cách dùng ngữ điệu và cử chỉ để bày tỏ cảm xúc của mình.

– 16 tháng tuổi: Bé có thể phát âm được các phụ âm và nói được nhiều từ hơn.

– Từ 17 đến 18 tháng tuổi: Vốn từ vựng của bé khoảng 20 từ và có thể nói được những cụm từ đơn giản.

– 24 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, vốn từ vựng của trẻ khoảng 50 đến 100 từ. Bé biết dùng đại từ nhân xưng khi giao tiếp với mọi người xung quanh và có thể nói được những câu ngắn gọn.

– Từ 2 đến 3 năm tuổi: Bé có vốn từ phong phú hơn, khoảng 200 đến 300 từ và có thể nói được cụm từ khoảng 3 đến 6 từ.

– Từ 3 đến 4 năm: Kỹ năng nói của trẻ phát triển tốt và trẻ có thể kể lại cho mẹ một số sự việc khi mẹ không có ở nhà.

2. Dạy trẻ tập nói như thế nào?

Ngoài thắc mắc “trẻ mấy tháng biết nói”, nhiều bà mẹ cũng gặp khó khăn khi dạy trẻ tập nói, dưới đây là một số lưu ý từ chuyên gia.

2.1. Một số nguyên tắc mẹ cần thực hiện khi dạy trẻ tập nói

– Hãy nói với bé càng nhiều càng tốt: Ngay từ khi trẻ chào đời, mẹ đã cần nói chuyện, giao tiếp với mẹ. Hãy nói chuyện với bé bất cứ khi nào, khi cho bé ăn, khi thay tã cho bé, khi tắm cho bé,…

Mẹ trò chuyện khi tắm cho con để giúp trẻ phát triển kỹ năng nói

Mẹ trò chuyện khi tắm cho con để giúp trẻ phát triển kỹ năng nói

– Dùng giọng nói để gây sự chú ý của trẻ: Đây là cách giúp trẻ có thể làm quen với ngôn ngữ và giọng nói của trẻ. Mẹ có thể nhìn con và tăng giảm âm lượng giọng nói để gây sự chú ý từ trẻ.

– Hãy tận dụng những điều trẻ thích: Khi dạy con tập nói, mẹ hãy tập trung về những đồ vật mà con yêu thích để giúp con hào hứng hơn và dễ ghi nhớ tên những đồ vật đó hơn.

– Kích thích trẻ để trẻ trả lời nhiều hơn: Mẹ hãy thể hiện giọng nói và nét mặt phấn khích khi trẻ phát ra âm thanh. Điều này sẽ kích thích trẻ tương tác qua lại với mẹ và phát triển kỹ năng nói nhanh hơn.

– Hát cho bé nghe cũng là cách giúp bé phát triển vốn từ vựng và kỹ năng nghe nói tốt hơn.

2.2. Cách dạy trẻ tập nói theo từng độ tuổi

Ở mỗi độ tuổi, khả năng nói của trẻ sẽ khác nhau. Vì thế, mẹ cần áp dụng những bài tập phù hợp để con có thể phát triển kỹ năng nói một cách nhanh nhất:

– Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Mẹ nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện với bé, hát cho bé nghe, lặp lại những âm thanh của bé,…

– Trẻ từ 6-12 tháng tuổi:

+ Dạy con cách đọc tên các đồ vật để giúp trẻ dễ ghi nhớ hơn.

+ Đọc sách cùng bé để giúp bé phát triển vốn từ vựng.

+ Tập phản xạ cho trẻ bằng trò chơi “ú òa”.

Mẹ nên thường xuyên hát cho con con nghe

Mẹ nên thường xuyên hát cho con con nghe

– Trẻ từ 12-18 tháng tuổi:

+ Mẹ cần chỉnh phát âm cho trẻ để trẻ nói đúng và rõ ràng hơn.

+ Sử dụng nhiều câu hỏi lựa chọn chẳng hạn “con thích quả cam hay quả táo”,… để trẻ nâng cao vốn từ vựng.

+ Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc hoặc đọc sách để con nhanh chóng phát triển kỹ năng nói.

+ Hát hay đọc thơ cùng con để giúp con ghi nhớ từ vựng dễ dàng hơn.

– Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi:

+ Mẹ nên dùng nhiều câu ngắn và nói lại nhiều lần để bé dễ dàng ghi nhớ.

+ Có thể đọc tên đồ vật và yêu cầu bé chỉ vị trí của những đồ vật đó.

+ Nên cho bé vui chơi và nghe truyện. Mẹ không nên cho trẻ xem tivi quá 30 phút mỗi ngày.

– Trẻ từ 2-3 tuổi

+ Hướng dẫn trẻ nói những câu dài hơn.

+ Dạy con về các trường từ vựng để vốn từ của con phong phú hơn.

+ Dạy con về một số từ tượng thanh như cho con xem hình con mèo, đồng thời dạy con từ “meo meo”.

Dạy con tập nói mọi lúc mọi nơi để trẻ phát triển nhanh chóng về từ vựng

Dạy con tập nói mọi lúc mọi nơi để trẻ phát triển nhanh chóng về từ vựng

+ Khi mở đài hoặc tivi cho con xem thì không nên mở với âm lượng quá to để tránh gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

+ Tận dụng lúc bé vui chơi hay giúp mẹ dọn dẹp để có thể nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt.

Nếu bé có biểu hiện chậm nói, mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra thính lực, gặp các bác sĩ chuyên khoa và không nên ép trẻ nói để tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Mọi thắc mắc và có nhu cầu thăm khám cho bé, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.