Thông thường khi sắp mọc răng, trẻ sẽ có biểu hiện sốt. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn nhầm lẫn giữa sốt mọc răng và sốt do bệnh. Cha mẹ cũng chưa biết cách khắc phục tình trạng sốt mọc răng ở trẻ. Vậy mời cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng
Từ 4-7 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Thứ tự mọc răng của trẻ sẽ là: Hai răng cửa dưới -> 2 răng cửa trên-> 2 răng cửa bên hàm trên -> 2 răng cửa bên hàm dưới -> Răng hàm -> Răng nanh. Đến 2 tuổi trẻ sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Trình tự mọc răng này không phải lúc nào cũng đúng với trẻ, tùy từng bé sẽ có thời gian mọc răng khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt do mọc răng
Khi mọc răng, trẻ thường có biểu hiện sốt. Tuy nhiên dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ thường bị nhầm lẫn với nhiều trường hợp sốt do bệnh.
Nếu là sốt do mọc răng, trẻ thường sốt nhẹ từ 38-38,5 độ C. Trường hợp nướu răng bị sưng viêm có thể khiến trẻ bị sốt cao hơn. Thông thường, trẻ bị sốt là khi nướu răng sưng đỏ và răng sắp nhú ra ngoài.
Ngoài biểu hiện sốt, khi mọc răng trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như:
– Chảy nước mũi: Khi mọc răng, trẻ cũng có biểu hiện chảy nước mũi trong
– Ngứa nướu: Răng chuẩn bị nhú ra khiến trẻ cảm thấy ngứa nướu và hay muốn cắn đồ chơi
– Hay cắn núm ti, thích gặm đồ chơi: Khi lợi cứng, nướu sưng và răng muốn nhú ra ngoài sẽ khiến trẻ có cảm giác ngứa nướu nên hay cắn núm ti và thích gặm gì đó trong miệng. Lúc này trẻ rất dễ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa do sức đề kháng yếu, do đó dễ sốt và mắc các vấn đề ở hệ tiêu hóa.
– Chảy dãi: Khi chuẩn bị mọc răng, trẻ sẽ có biểu hiện chảy dài nhiều
– Biếng ăn: Nướu sưng, đỏ và có thể gây đau nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không muốn ăn, có thể bỏ bú
– Khó ngủ, ngủ không sâu, hay quấy khóc: Trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường hay mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt trong người nên ngủ không sâu và hay quấy khóc.
Trẻ mọc răng thường sốt nhẹ chứ không sốt cao. Trẻ sốt mọc răng kèm theo các triệu chứng trên thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3-5 ngày và kéo dài khoảng 2-3 ngày. Khi răng nhú lên thì những triệu chứng này cũng thuyên giảm và mất dần.
Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao 38 – 39 độ C kèm theo các biểu hiện bệnh khác như sốt li bì, co giật, ho, khó thở, đau nhức tai… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay vì đó có thể là sốt do bệnh như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phổi…
Cách khắc phục tình trạng sốt mọc răng ở trẻ
Khi trẻ bị sốt mọc răng, cha mẹ không nên quá lo lắng. Trước tiên nên đo nhiệt độ cho trẻ để xác định mức độ sốt. Nếu sốt cao nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có biện pháp xử trí đúng hướng.
Nếu trẻ sốt nhẹ, cha mẹ có thể tự khắc phục tại nhà bằng các cách sau đây:
– Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Cha mẹ hãy dùng khăn xô mềm, thấm nước ấm, lau vùng nách, bẹn, cổ, lòng bàn tay, bàn chân cho trẻ. Ngoài ra có thể lau người cho trẻ bằng nước ấm để giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh. Mặc những bộ đồ bằng vải mềm, thoáng mát.
– Cho trẻ uống thêm nước để tránh mất nước
– Có thể cho bé sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt nhưng cần theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ
– Tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu bé không bú có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa
– Nếu trẻ ăn kém, cha mẹ không nên ép trẻ ăn. Thực phẩm cần được đa dạng và chế biến loãng hơn để trẻ dễ nuốt.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ đang mọc răng
– Trẻ mọc răng thường khó chịu và thích gặm đồ chơi. Cha mẹ nên tránh để bé gặm đồ chơi, đặc biệt là những đồ có hình vuông sắc vì sẽ làm tổn thương lợi của trẻ. Tránh để trẻ gặm những đồ chơi quá nhỏ vì có thể khiến trẻ bị hóc dị vật
– Nên cho trẻ nhâm nhi bánh ăn dặm theo đúng độ tuổi
– Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày bằng cách dùng bàn chải mềm hoặc khăn mềm và lau nhiều lần trong ngày.
Trẻ bị sốt do mọc răng dễ nhầm lẫn với sốt do bệnh. Vì thế cha mẹ cần theo dõi trẻ tại nhà, nếu sốt cao kèm theo các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nên đưa trẻ đi khám ngay để được tư vấn phương pháp xử trí phù hợp.
Để tìm hiểu thêm về tình trạng trẻ sốt do mọc răng hoặc đặt lịch khám cho bé tại Bệnh viện Bắc Hà, mời cha mẹ liên hệ theo số hotline 1900 8083 để được hỗ trợ.
Thông thường khi sắp mọc răng, trẻ sẽ có biểu hiện sốt. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn nhầm lẫn giữa sốt mọc răng và sốt do bệnh. Cha mẹ cũng chưa biết cách khắc phục tình trạng sốt mọc răng ở trẻ. Vậy mời cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng
Từ 4-7 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Thứ tự mọc răng của trẻ sẽ là: Hai răng cửa dưới -> 2 răng cửa trên-> 2 răng cửa bên hàm trên -> 2 răng cửa bên hàm dưới -> Răng hàm -> Răng nanh. Đến 2 tuổi trẻ sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Trình tự mọc răng này không phải lúc nào cũng đúng với trẻ, tùy từng bé sẽ có thời gian mọc răng khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt do mọc răng
Khi mọc răng, trẻ thường có biểu hiện sốt. Tuy nhiên dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ thường bị nhầm lẫn với nhiều trường hợp sốt do bệnh.
Nếu là sốt do mọc răng, trẻ thường sốt nhẹ từ 38-38,5 độ C. Trường hợp nướu răng bị sưng viêm có thể khiến trẻ bị sốt cao hơn. Thông thường, trẻ bị sốt là khi nướu răng sưng đỏ và răng sắp nhú ra ngoài.
Ngoài biểu hiện sốt, khi mọc răng trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như:
– Chảy nước mũi: Khi mọc răng, trẻ cũng có biểu hiện chảy nước mũi trong
– Ngứa nướu: Răng chuẩn bị nhú ra khiến trẻ cảm thấy ngứa nướu và hay muốn cắn đồ chơi
– Hay cắn núm ti, thích gặm đồ chơi: Khi lợi cứng, nướu sưng và răng muốn nhú ra ngoài sẽ khiến trẻ có cảm giác ngứa nướu nên hay cắn núm ti và thích gặm gì đó trong miệng. Lúc này trẻ rất dễ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa do sức đề kháng yếu, do đó dễ sốt và mắc các vấn đề ở hệ tiêu hóa.
– Chảy dãi: Khi chuẩn bị mọc răng, trẻ sẽ có biểu hiện chảy dài nhiều
– Biếng ăn: Nướu sưng, đỏ và có thể gây đau nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không muốn ăn, có thể bỏ bú
– Khó ngủ, ngủ không sâu, hay quấy khóc: Trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường hay mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt trong người nên ngủ không sâu và hay quấy khóc.
Trẻ mọc răng thường sốt nhẹ chứ không sốt cao. Trẻ sốt mọc răng kèm theo các triệu chứng trên thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3-5 ngày và kéo dài khoảng 2-3 ngày. Khi răng nhú lên thì những triệu chứng này cũng thuyên giảm và mất dần.
Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao 38 – 39 độ C kèm theo các biểu hiện bệnh khác như sốt li bì, co giật, ho, khó thở, đau nhức tai… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay vì đó có thể là sốt do bệnh như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phổi…
Cách khắc phục tình trạng sốt mọc răng ở trẻ
Khi trẻ bị sốt mọc răng, cha mẹ không nên quá lo lắng. Trước tiên nên đo nhiệt độ cho trẻ để xác định mức độ sốt. Nếu sốt cao nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có biện pháp xử trí đúng hướng.
Nếu trẻ sốt nhẹ, cha mẹ có thể tự khắc phục tại nhà bằng các cách sau đây:
– Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Cha mẹ hãy dùng khăn xô mềm, thấm nước ấm, lau vùng nách, bẹn, cổ, lòng bàn tay, bàn chân cho trẻ. Ngoài ra có thể lau người cho trẻ bằng nước ấm để giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh. Mặc những bộ đồ bằng vải mềm, thoáng mát.
– Cho trẻ uống thêm nước để tránh mất nước
– Có thể cho bé sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt nhưng cần theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ
– Tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu bé không bú có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa
– Nếu trẻ ăn kém, cha mẹ không nên ép trẻ ăn. Thực phẩm cần được đa dạng và chế biến loãng hơn để trẻ dễ nuốt.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ đang mọc răng
– Trẻ mọc răng thường khó chịu và thích gặm đồ chơi. Cha mẹ nên tránh để bé gặm đồ chơi, đặc biệt là những đồ có hình vuông sắc vì sẽ làm tổn thương lợi của trẻ. Tránh để trẻ gặm những đồ chơi quá nhỏ vì có thể khiến trẻ bị hóc dị vật
– Nên cho trẻ nhâm nhi bánh ăn dặm theo đúng độ tuổi
– Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày bằng cách dùng bàn chải mềm hoặc khăn mềm và lau nhiều lần trong ngày.
Trẻ bị sốt do mọc răng dễ nhầm lẫn với sốt do bệnh. Vì thế cha mẹ cần theo dõi trẻ tại nhà, nếu sốt cao kèm theo các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nên đưa trẻ đi khám ngay để được tư vấn phương pháp xử trí phù hợp.
Để tìm hiểu thêm về tình trạng trẻ sốt do mọc răng hoặc đặt lịch khám cho bé tại Bệnh viện Bắc Hà, mời cha mẹ liên hệ theo số hotline 1900 8083 để được hỗ trợ.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi