Các nguyên nhân khác liên quan đến tình trạng tiêu chảy do uống sữa bầu
Việc mẹ bầu bị tiêu chảy khi uống sữa bầu là tình trạng tương đối phổ biến. Ngoài những nguyên nhân đáng quan tâm kể trên, việc phụ nữ mang thai uống sữa bầu bị tiêu chảy còn có thể do:
- Uống sữa sai thời điểm: Đối với một số mẹ, có những thời điểm sẽ không thích hợp với việc uống sữa, chẳng hạn như ngay sau khi dùng bữa/ ăn trái cây, lúc bụng đói, trước khi vận động… Vì vậy, nếu mẹ uống sữa bầu vào lúc “cấm kỵ” thì có thể bị đau bụng, tiêu chảy.
- Pha sữa sai cách: Đôi khi, việc pha sữa không theo đúng hàm lượng sữa bột hoặc nhiệt độ nước được nhà sản xuất khuyến nghị có thể dẫn đến “thành phẩm” sai như sữa quá nguội, sữa quá đặc hoặc quá loãng. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
- Dụng cụ pha sữa không đảm bảo vệ sinh: Các đồ dùng để pha sữa bầu như muỗng, ly, ấm nước… rất dễ nhiễm khuẩn nếu bạn vệ sinh kém. Điều này cũng góp phần gây ra các vấn đề tiêu hóa, điển hình như tiêu chảy.
- Sữa bầu kém chất lượng: Sữa bầu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc sữa hết hạn có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ khi uống. Mẹ không chỉ bị tiêu chảy mà còn có thể ngộ độc thực phẩm.
Mẹ uống sữa bầu bị tiêu chảy – Lời khuyên và lưu ý không nên bỏ qua
Mẹ uống sữa bầu bị đau bụng, tiêu chảy có thể tự khỏi sau khi đi tiêu thường không đáng lo ngại. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý bổ sung nhiều nước, nghỉ ngơi và ăn uống thanh đạm. Song song đó, để ngăn ngừa tiêu chảy khi uống sữa, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
Trường hợp mẹ bầu mắc chứng không dung nạp lactose
Trong trường hợp này, điều quan trọng là mẹ nên loại bỏ sữa bầu chứa lactose. Mặc dù sữa bầu là sản phẩm dinh dưỡng nhưng không bắt buộc phải thêm vào chế độ ăn uống trong thai kỳ. Nếu mẹ không dung nạp đường sữa, mẹ hoàn toàn có thể chọn giải pháp khác để bổ sung lượng canxi và vitamin D cần thiết, chẳng hạn như:
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi nhưng không phải từ sữa, bao gồm cá hồi, cá mòi, đậu phụ, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, hạnh nhân, đậu Pinto, nước cam…
- Tắm nắng vào buổi sáng (trước 9 giờ) nhưng cần chú ý không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài
- Mẹ có thể chọn sữa bầu không chứa lactose có bán sẵn tại cửa hàng. Loại sữa này vẫn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ của mẹ và đảm bảo không có đường sữa.
- Trong trường hợp không thể bổ sung đủ canxi và vitamin D từ thực phẩm, mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc dùng viên uống bổ sung.
Các nguyên nhân khác liên quan đến tình trạng tiêu chảy do uống sữa bầu
Việc mẹ bầu bị tiêu chảy khi uống sữa bầu là tình trạng tương đối phổ biến. Ngoài những nguyên nhân đáng quan tâm kể trên, việc phụ nữ mang thai uống sữa bầu bị tiêu chảy còn có thể do:
- Uống sữa sai thời điểm: Đối với một số mẹ, có những thời điểm sẽ không thích hợp với việc uống sữa, chẳng hạn như ngay sau khi dùng bữa/ ăn trái cây, lúc bụng đói, trước khi vận động… Vì vậy, nếu mẹ uống sữa bầu vào lúc “cấm kỵ” thì có thể bị đau bụng, tiêu chảy.
- Pha sữa sai cách: Đôi khi, việc pha sữa không theo đúng hàm lượng sữa bột hoặc nhiệt độ nước được nhà sản xuất khuyến nghị có thể dẫn đến “thành phẩm” sai như sữa quá nguội, sữa quá đặc hoặc quá loãng. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
- Dụng cụ pha sữa không đảm bảo vệ sinh: Các đồ dùng để pha sữa bầu như muỗng, ly, ấm nước… rất dễ nhiễm khuẩn nếu bạn vệ sinh kém. Điều này cũng góp phần gây ra các vấn đề tiêu hóa, điển hình như tiêu chảy.
- Sữa bầu kém chất lượng: Sữa bầu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc sữa hết hạn có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ khi uống. Mẹ không chỉ bị tiêu chảy mà còn có thể ngộ độc thực phẩm.
Mẹ uống sữa bầu bị tiêu chảy – Lời khuyên và lưu ý không nên bỏ qua
Mẹ uống sữa bầu bị đau bụng, tiêu chảy có thể tự khỏi sau khi đi tiêu thường không đáng lo ngại. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý bổ sung nhiều nước, nghỉ ngơi và ăn uống thanh đạm. Song song đó, để ngăn ngừa tiêu chảy khi uống sữa, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
Trường hợp mẹ bầu mắc chứng không dung nạp lactose
Trong trường hợp này, điều quan trọng là mẹ nên loại bỏ sữa bầu chứa lactose. Mặc dù sữa bầu là sản phẩm dinh dưỡng nhưng không bắt buộc phải thêm vào chế độ ăn uống trong thai kỳ. Nếu mẹ không dung nạp đường sữa, mẹ hoàn toàn có thể chọn giải pháp khác để bổ sung lượng canxi và vitamin D cần thiết, chẳng hạn như:
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi nhưng không phải từ sữa, bao gồm cá hồi, cá mòi, đậu phụ, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, hạnh nhân, đậu Pinto, nước cam…
- Tắm nắng vào buổi sáng (trước 9 giờ) nhưng cần chú ý không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài
- Mẹ có thể chọn sữa bầu không chứa lactose có bán sẵn tại cửa hàng. Loại sữa này vẫn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ của mẹ và đảm bảo không có đường sữa.
- Trong trường hợp không thể bổ sung đủ canxi và vitamin D từ thực phẩm, mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc dùng viên uống bổ sung.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi