Mẹ cần biết rõ mấy tháng cho trẻ ăn dặm để tránh việc cho con ăn dặm quá sớm nhé!
>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn được thịt? Cách chế biến món ăn dặm thịt cho bé
3. Trẻ bắt đầu ăn dặm trễ, sau 6 tháng có sao không?
Việc cho trẻ ăn dặm trễ có đi kèm với một số nguy cơ như dị ứng. Theo một nghiên cứu vào năm 2020, quá trình tập cho bé ăn dặm trễ có liên quan đến nguy cơ bị dị ứng và không dung nạp thực phẩm cao hơn.
Ngoài ra, nghiên cứu khác đăng tải trên Tạp chí Đại học Cambridge năm 2022 cho thấy; ăn dặm trễ có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển kém; giả thuyết đặt ra là do thiếu vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm và vitamin A.
Nghiên cứu còn chỉ ra việc thiếu máu do thiếu sắt và béo phì ở trẻ em có liên quan đến cả việc cho trẻ ăn dặm sớm và muộn.
Do đó, biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm là vô cùng quan trọng để tránh những rủi ro với sức khỏe của con.
4. Những lợi ích khi cho bé ăn dặm đúng thời điểm
4.1. Đảm bảo sức khỏe tiêu hóa cho trẻ
Mấy tháng cho trẻ ăn dặm là vấn đề rất quan trọng. Các protein làm nhiệm vụ tiêu hóa chưa được hoàn thiện ngay lập tức khi bé chào đời.
Nếu mẹ cho bé ăn dặm trước khi hệ tiêu hóa của con sẵn sàng để xử lý; bé sẽ bị khó tiêu và có thể gặp các phản ứng khó chịu như (trẻ bị đầy bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy…).
4.2 Giúp giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm
Từ khi sinh ra cho đến khoảng 4 – 6 tháng tuổi, không gian giữa các tế bào của ruột non sẽ dễ dàng cho phép các đại phân tử nguyên vẹn; bao gồm toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh; vượt qua và đi trực tiếp vào máu.
Điều này có hai mặt: Mặt tốt là cho phép các kháng thể có lợi trong sữa mẹ xâm nhập trực tiếp vào máu trẻ. Tuy nhiên, mặt xấu là các protein từ thực phẩm dễ gây dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập; làm trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau nếu mẹ cho con ăn dặm sớm.
Vì vậy, biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm là rất cần thiết.
4.3 Giảm nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt
Nghe lạ lùng nhưng là đúng thật khi biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm giảm nguy cơ thiếu sắt ở trẻ. Việc cho con ăn bổ sung sắt và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt; đặc biệt là trong sáu tháng đầu tiên; lại làm giảm khả năng hấp thụ sắt của em bé.