Người mắc bệnh AIDS sống được bao lâu? – tiengchuong.vn

Trả lời:

Một khi HIV tiến triển thành giai đoạn cuối, tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều. Nếu không điều trị, những người đã tiến triển đến giai đoạn cuối AIDS thường chỉ sống được trong khoảng 3 năm. Còn nếu trường hợp người bệnh mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn 1 năm hoặc tùy vào tình trạng bệnh.

Nhiễm HIV có thể sống được bao lâu?

Nhìn chung, với tiến bộ cũa khoa học kỹ thuật, triển vọng sống của người nhiễm HIV cực kỳ tích cực. Với những tiến bộ trong điều trị kháng virus, những người nhiễm HIV ngày nay có thể mong đợi sẽ sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Nếu điều trị HIV/AIDS được bắt đầu sớm và được thực hiện hàng ngày theo chỉ dẫn.

Trong thực tế, 20 tuổi bắt đầu điều trị HIV có thể hy vọng sẽ sống đến những năm 70 tuổi, theo nghiên cứu từ NA-ACCORD. Một nghiên cứu năm 2011 của Thụy Sĩ cho thấy những người bắt đầu điều trị sớm (CD4 có trên 350) có thể đạt tuổi thọ bằng hoặc lớn hơn tuổi thọ chung.

Các yếu tố làm giảm tuổi thọ:

– Số lượng CD4 của một người lúc bắt đầu điều trị vẫn là một trong những chỉ số ảnh hưởng lớn nhất đến tuổi thọ. Bắt đầu điều trị khi số lượng CD4 dưới 200 có thể giảm tới 15 năm tuổi của một người .

– Người hút thuốc nhiễm HIV mất nhiều tuổi thọ hơn người HIV. Trên thực tế, nguy cơ tử vong do hút thuốc cao gấp đôi so với những người hút thuốc có HIV và có thể cắt giảm tới 12 năm tuổi thọ của một người bất kể HIV.

– Chủng tộc và tuổi thọ có liên quan mật thiết với HIV. Theo nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Bloomberg, người Mỹ gốc Phi nhiễm HIV sống trung bình ít hơn 8,5 năm so với những người da trắng.

– Tuổi thọ của người tiêm chích ma túy thấp hơn 20 năm so với tất cả các nhóm HIV khác.

– Những người không tuân thủ điều trị HIV cũng sẽ bị giảm tuổi thọ do mắc các bệnh lý khác như viêm gan C, lao hoặc các bệnh nguy hiểm khác.

Khi nào HIV được chẩn đoán giai đoạn cuối?

Sau khi các tế bào lympho T-CD4 của một người nhiễm HIV giảm xuống dưới 200 tế bào trên 1μL khối máu thì họ được chẩn đoán HIV đã ở giai đoạn cuối cùng, hay còn gọi là AIDS.

AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, virus suy giảm hệ miễn dịch ở người, tức là virus HIV này làm tổn thương hệ thống phòng thủ của cơ thể. Một khi HIV tiến triển thành AIDS, các triệu chứng HIV giai đoạn cuối bắt đầu phổ biến và tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều. Nếu không điều trị, những người đã tiến triển đến AIDS thường chỉ sống được trong khoảng 3 năm. Còn nếu trường hợp mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn 1 năm hoặc còn tùy vào mức độ của bệnh.

Triệu chứng HIV giai đoạn cuối

Khi số lượng các tế bào T-CD4 giảm xuống dưới mức 200 tế bào trên 1μL máu, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra.

Các triệu chứng HIV giai đoạn cuối thường bao gồm: Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể; sốt, tiêu chảy và ho kéo dài trên 1 tháng; nhiễm nấm ở hầu họng; nổi ban đỏ, mụn rộp, hạch trên cơ thể và ngứa toàn thân; cơ thể mệt mỏi, không tập trung; triệu chứng HIV giai đoạn cuối; nhiễm nấm ở hầu họng là một trong các triệu chứng HIV giai đoạn cuối.

Điều gì xảy ra khi có triệu chứng HIV giai đoạn cuối?

Khi nhiễm HIV giai đoạn cuối, các hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng nên đến hậu quả là người bệnh dễ bị các nhiễm trùng cơ hội, đây là các loại nhiễm trùng ở cơ thể người bình thường rất khó hoặc hầu như không bị nhiễm.

Nhiễm trùng phổ biến

Các nhiễm trùng phổ biến liên quan đến HIV giai đoạn cuối gồm:

Bệnh lao (TB): Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở HIV giai đoạn cuối.

Virus Cytomegalovirus: Virus herpes được lây truyền qua các chất dịch cơ thể như nước bọt, máu, nước tiểu, tinh dịch và sữa mẹ gây tổn thương cho mắt, đường tiêu hóa, phổi hoặc các cơ quan khác.

Bệnh nấm candida: Candida là một nhiễm trùng phổ biến liên quan đến HIV giai đoạn cuối. Nó gây viêm trên miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo.

Cryptosporidiosis: Người bệnh bị nhiễm loại bệnh này thông qua ăn uống thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Ký sinh trùng phát triển trong ruột và ống mật, dẫn đến tiêu chảy nặng ở những người HIV giai đoạn cuối.

Viêm màng não do cryptococcus: Viêm màng não do cryptococcus là một bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương phổ biến liên quan đến HIV, gây ra bởi một loại nấm được tìm thấy trong đất.

Nhiễm độc tố: Nhiễm trùng có khả năng gây tử vong này là do Toxoplasma gondii, một loại ký sinh trùng lây lan chủ yếu ở mèo. Động kinh sẽ xảy ra khi ký sinh trùng lan đến não.

Các bệnh ung thư ở người nhiễm HIV giai đoạn cuối

Ung thư Kaposi: Là khối u được hình thành ở thành mạch máu, ung thư này hiếm gặp ở những người bình thường, nhưng phổ biến ở những người bị HIV. Ung thư Kaposi có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, bao gồm cả đường tiêu hóa và phổi.

Ung thư hạch: Ung thư này bắt đầu trong các tế bào bạch cầu. Dấu hiệu nhận biết là sưng hạch không đau ở cổ, nách hoặc háng.

Các loại bệnh khác

Sút cân không rõ nguyên nhân: Người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối có thể giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể và đi kèm với tiêu chảy, suy nhược mãn tính, sốt liên tục.

Biến chứng thần kinh: Bệnh có thể gây ra các triệu chứng thần kinh như nhầm lẫn,hay quên, trầm cảm, lo lắng và khó đi lại. Một trong những biến chứng thần kinh phổ biến nhất là bệnh mất trí nhớ dẫn đến thay đổi hành vi.

Bệnh thận: Là tình trạng viêm ở các bộ lọc nhỏ trong thận. Việc điều trị là dùng thuốc kháng virus.

Phương pháp làm chậm tiến triển của HIV giai đoạn cuối

Khi xét nghiệm hay phát hiện ra triệu chứng HIV, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị chính ở người nhiễm HIV là dùng thuốc kháng virus nhằm ngăn chặn virus HIV sinh sản. Điều này giúp bảo vệ các tế bào CD4, giữ cho hệ thống miễn dịch đủ mạnh để chống lại bệnh tật.

Việc điều trị bằng thuốc kháng virus cũng nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Một số cách khác có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh HIV đến giai đoạn cuối bao gồm: Cân bằng chế độ ăn uống hằng ngày. Tập thể dục thường xuyên Và điều độ. Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, duy trì tinh thần ổn định. Tránh thuốc lá và các chất kích thích. Báo cáo bác sĩ ngay khi có các triệu chứng HIV bất thường. Quan hệ tình dục an toàn điều trị dự phòng: Với những người không nhiễm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) có thể làm giảm nguy cơ lây truyền.

Ngoài ra hãy chia sẻ với người thân, trao đổi tình trạng bệnh với người thân để nhận được sự chăm sóc sức khỏe và tâm lý từ họ. Hãy tham gia nhóm vào các hỗ trợ HIV, trực tiếp hoặc trực tuyến, vì đó là nơi có thể gặp gỡ những người khác cũng đang phải đối mặt với căn bệnh này. Từ đó có thể hỗ trợ và động viên những người cùng cảnh ngộ trong các hoạt động đời sống và các vấn đề bệnh tật.

Thùy Chi